Sáng nay (7.10), tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu xã hội liên ngành thuộc Trường đại học Thành Tây tổ chức hội thảo công bố một số kết quả bước đầu của dự án nghiên cứu mạng lưới các nhà khoa học xã hội Việt Nam do trung tâm này đang thực hiện.
Đây là lần đầu tiên có một dự án đưa ra những đánh giá có tính lượng hóa về hoạt động nghiên cứu khối ngành khoa học xã hội Việt Nam mà căn cứ để thống kê, phân tích là nguồn dữ liệu Scopus (danh sách các tạp chí quốc tế của Elsevier - một công ty xuất bản học thuật ở Hà Lan). Sau 8 tháng triển khai, dự án đã công bố 4 nhóm kết quả 3 tạp chí quốc tế và trên 1 tạp chí trong nước nằm trong danh mục Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công nhận và tính điểm.
Tại hội thảo, 2 đại diện của nhóm nghiên cứu là các ông Hồ Mạnh Tùng và Nguyễn Tô Việt Hà cho biết nhóm đã tìm ra và thu thập thông tin của 412 nhà khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam có bài đăng trên các ấn phẩm khoa học thuộc danh mục của Scopus trong vòng 10 năm qua (2008 - 2017). Có thể đây không phải là toàn bộ học giả Việt Nam trong lĩnh vực này có bài xuất bản trong Scopus, nhưng chắc chắn là không dưới 80%.
tin liên quan
Nghịch lý giáo sư, phó giáo sư: Sững sờ trước những con sốGS Hoàng Xuân Phú, Viện toán học - Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cho rằng những con số mà Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố khiến bất kỳ nhà khoa học thực thụ nào cũng đều phải… sững sờ!
Qua kết quả nghiên cứu của mình, nhóm cũng bác bỏ luận điểm lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn mang tính đặc thù nên đòi hỏi bắt buộc phải có công bố là không phù hợp. Nhóm cho rằng xuất bản trong lĩnh vực này của người Việt Nam trên các ấn phẩm khoa học của Scopus bao trùm ít nhất 12 lĩnh vực lớn: luật, chính trị, quản trị, ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, triết học, xã hội học, tâm lý học, kinh tế, giáo dục, lịch sử. Phân tích cụ thể hơn cho thấy có những bằng chứng về việc có những học giả thành công trong việc công bố quốc tế đến từ những ngành được cho là mang tính đặc thù của khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu khuyến cáo các nhà khoa học trong nước nên bắt đầu tìm hiểu rõ những yếu tố dẫn đến việc có một số nhà khoa học trong nước vượt qua được rào cản về tính đặc thù để công bố quốc tế, chứ không phủ nhận khả năng công bố quốc tế của nền khoa học xã hội và nhân văn nước nhà bằng những đánh giá mang tính chủ quan, cảm tính.
Tại sao lựa chọn dữ liệu Scopus?
Theo giải thích của nhóm nghiên cứu, hiện nay có hai danh mục tạp chí quốc tế uy tín là ISI (của Web of Science) và Scopus. Tuy nhiên, nhóm chọn dữ liệu Scopus là bởi số lượng ấn phẩm của Scopus dồi dào gần gấp đôi Web of Science, trong khi đó dữ liệu của Scopus cũng được nhiều nước trên thế giới sử dụng rộng rãi trong xếp hạng, đánh giá khoa học. Ngay tại Việt Nam, Quỹ Nafosted cũng sử dụng danh mục tạp chí của Scopus để đánh giá, xét duyệt công bố khoa học.
|
Bình luận (0)