Công cụ AI nào giúp người dùng tối ưu bảo mật?

Thành Luân
Thành Luân
11/10/2024 17:06 GMT+7

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp nâng cao trải nghiệm sử dụng smartphone, mang đến những tính năng mà người dùng hiện nay coi là điều hiển nhiên.

Có nhiều đột phá đối với AI đã được các nhà sản xuất smartphone thực hiện trong thời gian qua, tuy nhiên nhiều người vẫn cảm thấy lo lắng với công nghệ này, đặc biệt về bảo mật.

Công cụ AI nào giúp người dùng tối ưu bảo mật?- Ảnh 1.

Galaxy AI không chỉ mang đến sự tiện lợi mà đảm bảo an toàn cho người dùng

Ảnh: REUTERS

Trong thực tế, AI không phải là một khái niệm mới trong thế giới smartphone bởi nhiều tính năng như công cụ chỉnh sửa ảnh, trợ lý giọng nói, dự đoán văn bản, cũng như nhận diện khuôn mặt đã trở thành những phần không thể thiếu trong nhiều năm qua. Ví dụ trợ lý giọng nói Siri được Apple ra mắt năm 2011 đã cách mạng hóa cách người dùng tương tác với thiết bị của họ. Tương tự, AI của Google cung cấp sức mạnh cho các tính năng nhận diện giọng nói và dự đoán văn bản trên điện thoại Android, giúp cho trải nghiệm sử dụng smartphone trở nên thông minh và thân thiện hơn.

Những đổi mới trong AI hứa hẹn tiếp tục định hình tương lai của smartphone nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần được giải quyết để đảm bảo sự tích hợp hiệu quả và an toàn trong bảo mật.

Vai trò của AI trên thiết bị

Dự báo đến năm 2027, hơn 1 tỉ smartphone sẽ được trang bị AI trên thiết bị, đánh dấu sự chuyển mình từ việc phụ thuộc vào đám mây sang xử lý trực tiếp trên thiết bị. Những tiến bộ trong công nghệ chip như Dimensity 9300 của MediaTek và Snapdragon 8 Gen 3 của Qualcomm cho phép AI hoạt động hiệu quả hơn, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng. Các smartphone trong tương lai sẽ được trang bị chip tiên tiến hơn giúp cải thiện hiệu suất và giới thiệu các tính năng mới, chẳng hạn như trợ lý AI hỗ trợ trả lời cuộc gọi bằng giọng nói hoặc trải nghiệm chơi game cá nhân hóa hơn.

Công cụ AI nào giúp người dùng tối ưu bảo mật?- Ảnh 2.

Có những thách thức không hề nhỏ về bảo mật đối với sự phát triển của AI

Ảnh: REUTERS

Những thiết bị này sẽ sử dụng AI để hoạt động như một người gác cổng kỹ thuật số, hiểu mục tiêu của người dùng và quản lý các tác vụ, từ đó giảm bớt nhu cầu về nhiều ứng dụng. Điều này tạo ra một thách thức vô cùng lớn về nhu cầu đối với nhiều lớp bảo mật để người dùng tự tin hơn với các trải nghiệm AI nâng cao. Nhiều người đang đặt ra câu hỏi khi sử dụng AI rằng: "Khi tôi dùng AI thì dữ liệu cá nhân của tôi có bị xâm phạm hay không? Thông tin cá nhân của tôi có được các nhà sản xuất bảo vệ hay không?".

Bảo mật tuyệt đối với bộ đôi Hybrid AI và Knox Matrix

Đó là lý do tại sao khi phát triển Galaxy AI, Samsung đã liên kết với những đối tác như Google để tạo ra một nền tảng gọi là "Hybrid AI" kết hợp giữa cách xử lý các tác vụ AI trên thiết bị và điện toán đám mây. Với Hybrid, Galaxy AI sẽ trao cho người dùng quyền quyết định những tính năng chỉ thực hiện trên thiết bị của mình. Mọi thứ do người dùng quyết định mà ngay cả nhà sản xuất cũng không thể can thiệp.

Công cụ AI nào giúp người dùng tối ưu bảo mật?- Ảnh 3.

Sự kết hợp giữa Hybrid AI và Knox Matrix giúp Galaxy AI xử lý các nhiệm vụ an toàn

Ảnh: CTV

Hơn nữa, những dữ liệu đó sẽ hoàn toàn được bảo vệ và bảo mật bởi vì hệ thống bảo mật Knox Matrix từ Samsung, nơi các sản phẩm trong hệ sinh thái của công ty sẽ bảo vệ lẫn nhau. Ví dụ nếu người dùng có một điện thoại, một máy tính bảng và một đồng hồ, chúng sẽ được mã hóa để bảo vệ nhau. Khi phát hiện điện thoại bị xâm phạm, máy tính bảng sẽ thông báo về sự xâm phạm để người dùng xác nhận có phải mình đang thực hiện những tác vụ này hay không. Knox Matrix cũng mang đến khả năng bảo vệ trước các kỹ thuật can thiệp bằng phần cứng, giúp thiết bị Samsung chống lại các hình thức tấn công thiết bị trực tiếp thông qua cáp.

Tiện lợi, an toàn

Nhờ dải sản phẩm rộng lớn, người tiêu dùng giờ đây chỉ cần bỏ số tiền dưới 10 triệu đồng là đã có thể nhận được những trải nghiệm AI hoàn toàn miễn phí và có nhiều tính năng mà không cần kết nối internet. Với Galaxy AI trên thiết bị, người dùng có thể cầm điện thoại, đi du lịch nước ngoài và chưa mua được SIM kết nối vào internet vẫn có thể giao tiếp được với người bản địa dễ dàng nhờ tính năng Phiên dịch trực tiếp (Live Translation). Thông qua tính năng này, người dùng có thể nói chuyện trực tiếp với người bản xứ như Thái Lan mà không cần kết nối internet cho thiết bị. Đó rõ ràng là một trong những lợi thế của Galaxy AI so với các nền tảng khác.

Việc tích hợp AI vào smartphone đại diện cho sự phát triển năng động của công nghệ, mang đến những cơ hội chưa từng có để nâng cao cuộc sống số của chúng ta. Nhờ cam kết và nền tảng về công nghệ Hybrid AI cộng với Knox Matrix, nền tảng Galaxy AI có thể mang đến cho người dùng những ứng dụng chuyên nghiệp, không chỉ tiện lợi mà còn an toàn nữa để họ thực sự an tâm khi sử dụng thiết bị.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.