Theo Bloomberg, tiết lộ của Facebook vào tháng 9.2018 cho biết các tin tặc đã khai thác một số lỗi phần mềm để lấy quyền đăng nhập được cho là vi phạm bảo mật tồi tệ nhất của Facebook. Một ước tính ban đầu có tới 50 triệu tài khoản bị ảnh hưởng nhưng quy mô được thu nhỏ lại trong vài tuần sau đó.
tin liên quan
'Siêu quyền lực' mạng xã hội: Rò rỉ thông tin và an ninh quốc giaThẩm phán Alsup đã trích dẫn một quyết định trong vụ kiện riêng biệt rằng “từ quan điểm chính sách, quyết định Facebook không có nghĩa vụ chăm sóc ở đây "sẽ tạo ra những khuyến khích ngược cho các doanh nghiệp thu lợi từ việc sử dụng dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng để nhắm mắt làm ngơ và bỏ qua các rủi ro bảo mật đã biết”.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới đã miêu tả chính mình là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng tinh vi và lập luận rằng họ không chịu trách nhiệm cho những kẻ trộm có quyền truy cập vào tên người dùng và thông tin liên lạc. Công ty cho biết những kẻ tấn công đã không lấy được các thông tin nhạy cảm hơn như số thẻ tín dụng và mật khẩu, góp phần giúp người dùng thoát khỏi các tác hại thực sự.
Các luật sư được ủy quyền của người dùng gọi đó là “sự nhạo báng”, nói trong một hồ sơ tòa án rằng Facebook đã chối bỏ tất cả trách nhiệm giải trình trong khi vẫn tìm cách tránh mọi trách nhiệm đối với vi phạm dữ liệu bất chấp lời hứa của giám đốc điều hành Mark Zuckerberg. Vụ kiện đã được đệ trình lên tòa án liên bang San Francisco như một vụ kiện tập thể. Facebook đã không lập tức trả lời yêu cầu bình luận.
Công ty có trụ sở ở Menlo Park, California này phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện và các thăm dò quy định về chính sách quyền riêng tư sau những tiết lộ vào đầu năm 2018 rằng nó cho phép dữ liệu cá nhân của hàng chục triệu người dùng được chia sẻ với công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica. Khi các nhà lập pháp đã tập trung kiểm tra kỹ lưỡng hơn về công ty thì Zuckerberg vào tháng 3 kêu gọi các quy định toàn cầu mới trong việc quản lý internet, bao gồm các quy tắc để bảo vệ quyền riêng tư.
Bình luận (0)