Lỗ đen mới trong hệ mặt trời?

20/02/2020 09:44 GMT+7

Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal, các nhà khoa học vừa phát hiện sự chuyển động khí ở khu vực giữa hệ mặt trời , dấu hiệu cho thấy đây có thể là một trong những dạng lỗ đen khó phát hiện nhất.

Theo dõi khí ở trung tâm dải ngân hà, các chuyên gia chú ý đến những đám mây có quỹ đạo xoay quanh một khu vực có kích thước lớn gấp 10.000 lần so với mặt trời. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể quan sát được khu vực này đang ẩn chứa điều gì.
Các nhà khoa học cho rằng khu vực này có thể là một lỗ đen tĩnh và không hút những thứ xung quanh, đồng nghĩa với việc nó không phát ra tia bức xạ nào để dễ dàng nhận biết. Nếu được xác nhận, đây sẽ là lỗ đen tĩnh thứ 5 trong khu vực trung tâm hệ mặt trời. T
hông thường, lỗ đen khối lượng sao - hình thành bởi sự suy sụp hấp dẫn của một ngôi sao khối lượng lớn - có thể lớn gấp hàng chục lần mặt trời. Lỗ đen khối lượng sao lớn nhất từng được phát hiện lớn gấp 62 lần mặt trời, được tạo ra từ sự sáp nhập của 2 lỗ đen trong sự kiện GW150914. Các nhà khoa học cho rằng có những siêu lỗ đen lớn gấp 100.000 lần mặt trời nằm giữa các dải ngân hà.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.