|
Sau khi đi vào hoạt động, CCFP sẽ là nơi xử lý sau thu hoạch, kiểm soát quá trình lên men đúng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Nông dân sẽ được ưu đãi về giá cả, chế độ thu mua ổn định và được huấn luyện thường xuyên.
Ông Gricha Safarian, Giám đốc điều hành Puratos Grand-Place Việt Nam, cho biết: "CCFP là khâu cuối cùng trong chuỗi sản xuất từ hạt ca cao đến thanh sô cô la. Quy trình khép kín này sẽ làm thay đổi vị thế của Việt Nam trong việc cung cấp nguyên liệu ca cao. Từ một nước nhập khẩu thường xuyên, Việt Nam sẽ xuất khẩu nguyên liệu ca cao và các sản phẩm tinh chế giá trị cao, mang lại thu nhập cho người nông dân".
Trước đây, nhiều lần Việt Nam đã đề ra chương trình phát triển ca cao nhưng đều thất bại vì không tìm được đầu ra. Việc các tập đoàn nước ngoài đầu tư nghiêm túc từ sản xuất đến tiêu thụ ca cao đang mang lại nhiều cơ hội tăng thu nhập cho nông dân vì ca cao có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác.
Tin, ảnh: Quang Thuần
>> Nhà vườn “trảm” ca cao
>> Ca cao bị chặt bỏ hàng loạt
>> Ca cao “cứu” cây điều
>> Lợi ích của ca cao
Bình luận (0)