Theo GizChina, chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch hợp tác với các đối tác dân sự để xây dựng một chiến lược toàn diện cho công nghệ hậu 5G (mạng 6G). Mạng này cung cấp tốc độ liên lạc nhanh hơn 10 lần so với 5G vào năm 2030.
Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Phần Lan cũng đã bắt đầu nghiên cứu, phát triển và đầu tư vào hệ thống mạng này. Nếu có bằng sáng chế liên quan đến các tiêu chuẩn truyền thông, các nhà mạng có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ thông qua việc bán thiết bị và phần mềm. Đó là lý do tại sao Nhật Bản - quốc gia đang chậm lại trong sự phát triển 5G, đang cố gắng bắt kịp các đối thủ.
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết sẽ thành lập một cộng đồng nghiên cứu hợp tác chính phủ - dân sự vào tháng 1 này. Đại diện của NTT Docomo và Toshiba sẽ tóm tắt các chiến lược toàn diện như mục tiêu hiệu suất 6G và hỗ trợ chính sách vào tháng 6. Nhật Bản sẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghệ 6G bằng ngân sách chính phủ.
Đặt mục tiêu đạt công nghệ vượt trội có tốc độ cao gấp 10 lần so với 5G là điều mà mọi người không thể tưởng tượng có thể xảy ra. Đó là lý do các nghiên cứu phải tập trung ngay lập tức vào tốc độ mạng có thể chuyển lượng lớn dữ liệu. Trong số này, sóng vô tuyến cao tần không sử dụng cũng sẽ được sử dụng để hỗ trợ phát triển mạng.
Ở Nhật Bản, các nhà mạng lớn như NTT Docomo sẽ ra mắt dịch vụ 5G từ mùa xuân năm nay. 5G sẽ trở nên phổ biến trong tương lai, nhưng nhiều quốc gia đã nhắm đến công nghệ thế hệ tiếp theo sau 5G.
Để đạt được công nghệ 6G vào năm 2030, các quốc gia đã bắt đầu hành động. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố vào tháng 11.2019 rằng họ sẽ thành lập hai tổ chức R&D 6G. Các trường đại học Phần Lan và các tổ chức liên kết với chính phủ cũng đã khởi động các dự án R&D 6G. Tại Hàn Quốc, Samsung Electronics và LG Electronics từng thành lập các trung tâm nghiên cứu vào năm 2019.
Bình luận (0)