Bà Jean Tyler ở thị trấn South Shields (Anh). Ban đầu, bà tham gia một chương trình sàng lọc các vấn đề về ruột. Kết quả cho thấy có dấu vết bất thường của máu trong ruột của bà. Lúc này, bác sĩ chưa thể biết nguyên nhân vấn đề sức khỏe của bà là gì, theo tờ Wales Online.
Do đó, bà được mời tham gia dự án nghiên cứu COLO-DETECT của Đại học Newcastle (Anh). Trong nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ dùng trí tuệ nhân tạo để phát hiện các mô bất thường mà mắt người có thể bỏ sót.
"Khi họ gọi cho tôi để đặt lịch hẹn khám nội soi, tôi được hỏi là có muốn tham gia vào nghiên cứu không. Tôi luôn đồng ý tham gia vào những dự án như vậy vì biết các nghiên cứu có thể mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người", bà Tyler kể lại.
Với bà Tyler, trí tuệ nhân tạo đã phát hiện một số khối u và vùng niêm mạc bị ung thư khi nội soi đại trực tràng cho bà vào năm 2022. Tại Anh, ung thư ruột khiến khoảng 16.800 người tử vong mỗi năm. Đây là loại ung thư giết người nhiều thứ hai ở Anh, chỉ sau ung thư phổi.
Nhờ phát hiện sớm mà bà Tyler đã được các bác sĩ đã kịp thời loại bỏ hoàn toàn đoạn ruột bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Sau thời gian điều trị, bà Tyler đã khỏi hoàn toàn ung thư.
Phần mềm dùng trí tuệ nhân tạo "giải mã" ung thư, đề xuất cách điều trị hiệu quả nhất
Trí tuệ nhân tạo đang được các nhà khoa học trên khắp thế giới ứng dụng vào nghiên cứu. Với khả năng phân tích dữ liệu và hình ảnh cực kỳ hiệu quả. Trí tuệ nhân tạo được dự đoán sẽ là công cụ chính được y học sử dụng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh trong những năm tới, theo Wales Online.
Bình luận (0)