Cứ buổi chiều là uể oải, buồn ngủ, phải làm sao?

Tạ Ban
Tạ Ban
31/07/2020 10:21 GMT+7

Đối với một số người, dù không hề muốn nhưng cứ sau giờ nghỉ trưa là cơ thể... 'đình công'. Mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ khiến hiệu suất lao động buổi chiều thấp đến thê thảm. Nguyên nhân do đâu?

Đồng hồ bên trong cơ thể của bạn, hay nhịp sinh học, có thể giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy người ườn ra, chậm chạp sau bữa trưa, theo sciencefocus.
Nhịp sinh học được kiểm soát bởi một vùng nhỏ trong não gọi là nhân trên chéo (suprachiasmatic nucleus - SCN). Nó được coi là đồng hồ chủ, phát tín hiệu thời gian theo đường thần kinh mang tính chủ quan có điều chỉnh, khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ vào buổi tối bằng cách gửi tín hiệu để cơ thể giải phóng hoóc môn melatonin gây ngủ, cũng làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Tuy nhiên, chúng ta cũng trải nghiệm một phiên bản thu nhỏ của quá trình này trong khoảng từ 14 giờ đến 16 giờ. Lý do giải thích điều này không rõ ràng, nhưng nghiên cứu cho thấy một số khía cạnh của nhịp sinh học có chu kỳ 12 giờ hoặc 24 giờ. Cảm giác mệt mỏi cũng có thể được tăng cường bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như ăn một bữa trưa nặng carb, không ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước, hoặc bị mất nước, theo sciencefocus.
Nếu bạn vật lộn với cảm giác mệt rã người thì chợp mắt một chút sau bữa trưa là một ý tưởng không tồi chút nào. Các nghiên cứu đã chỉ ra, một giấc ngủ ngắn từ 20 đến 30 phút có thể tăng cường sự tỉnh táo, sự chú ý và tâm trạng, thậm chí, có những công ty đã đầu tư túi ngủ tại nơi làm việc cho nhân viên của họ.
Trong trường hợp việc ngủ trưa không khả thi thì hãy đi dạo vào giờ ăn trưa. Ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh học của chúng ta, giúp hiệu chỉnh SCN. Do đó, một “liều” ánh nắng mặt trời có thể hiệu quả như một giấc ngủ ngắn giúp bạn tỉnh táo vào giờ làm việc buổi chiều, theo sciencefocus.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.