Điển hình của mô hình hoạt động từ thiện này là H.Tri Tôn, nơi có nhiều cửa hàng 0 đồng, do Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo của huyện quản lý (gọi tắt là hội).
Ông Phạm Tấn Đức, Phó chủ tịch hội, cho biết đến nay đã có 5 cửa hàng 0 đồng đặt tại 2 thị trấn Tri Tôn, Ba Chúc và các xã Vĩnh Phước, Lạc Quới, Cô Tô. Các cửa hàng đều mở cửa vào thứ bảy và chủ nhật để người lao động có thời gian đến chọn lựa quần áo.
tin liên quan
Sài Gòn thêm hào hiệp với quần áo miễn phíNhững thứ miễn phí ở Sài Gòn ngày một nhân rộng khiến cho thành phố thêm giàu nghĩa tình.
Đặc biệt, từ tháng 3 đến nay, nhận thấy nhiều bà con nghèo ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tới cửa hàng chọn lựa quần áo, hội quyết định mượn xe tải chở quần áo xuống các xã chưa có cửa hàng. Đặc biệt, hội chọn điểm đến là nơi có đông bà con Khmer như xã Ô Lâm, An Tức, Núi Cô, Vĩnh Gia, Lương Phi…
“Mỗi chuyến đi lưu động đến các xã như vậy, chúng tôi chở khoảng 3 tấn quần áo đủ loại, đủ kích cỡ cho người lớn và trẻ em. Nhờ vậy mỗi người có thể tùy chọn cho mình từ 6 - 8 bộ quần áo”, ông Đức chia sẻ.
Chị Danh Thi (ngụ xã Vĩnh Gia, H.Tri Tôn) cho biết từ Vĩnh Gia lên huyện gần 30 km, hay tin có cửa hàng 0 đồng ở huyện, chị và nhiều người dân muốn tới chọn đồ miễn phí nhưng đường xa xôi, đi lại tốn kém nên thôi. Còn bây giờ có cửa hàng 0 đồng đến tận nơi nên chị có thể thoải mái lựa chọn các bộ quần áo mình thích. Bà Nguyễn Thị Bích (67 tuổi, ngụ xã Lương Phi) nói có cửa hàng xuống tận xã này bà ưng bụng lựa được các bộ quần áo vừa ý. Lúc trước bà cũng hay được tặng quần áo nhưng đem về mặc không vừa hoặc màu sắc không hợp ý…
Theo ông Đức, đến nay hội đã tổ chức hàng chục chuyến xe lưu động cửa hàng 0 đồng về các xã. Lịch đi các nơi không cố định, vì cứ có đồ nhiều là chất lên xe chở tới các xã vùng sâu xa cho bà con nghèo.
tin liên quan
Tủ quần áo nhân áiTại khuôn viên nhà máy chế biến tinh bột sắn đóng ở H.Hướng Hóa (Quảng Trị), có một chiếc tủ quần áo cứ hết rồi... lại đầy.
Bình luận (0)