Của riêng hay của chung?

26/08/2013 03:00 GMT+7

Quyết định của Tổng thống Ecuador Rafael Correa tiến hành khai thác dầu lửa ở vùng rừng Amazon gây ra phản ứng rất khác nhau ở trong lẫn ngoài nước. Quyết định là sự công nhận chính thức rằng sáng kiến Yasuni-ITT được ông Correa đưa ra năm 2007 đã bị phá sản và Ecuador phải ưu tiên lợi ích riêng của đất nước trước lợi ích chung của cả thế giới.

Nội dung của sáng kiến này là Ecuador sẽ không khai thác dầu lửa ở vùng Yasuni bao gồm 3 khu vực Ishpingo, Tambococha và Tipuni trong rừng nhiệt đới Amazon của Ecuador được UNESCO coi là khu vực dự trữ sinh quyển thế giới và nơi sinh sống của một số bộ tộc bản địa. Đổi lại, cộng đồng quốc tế dành 3,6 tỉ USD cho Ecuador trong thời gian 12 năm. Từ đó cho tới nay, ngoài số tiền quyên góp 13 triệu USD, Ecuador mới chỉ nhận được cam kết 116 triệu USD của các nước trên thế giới. Vì thế, ông Correa cho rằng Ecuador đã bị "cộng đồng thế giới bỏ rơi" nên buộc phải lựa chọn giữa giữ nguyên vẹn rừng nhiệt đới và khai thác tài nguyên để có tiền phát triển kinh tế và xóa đói nghèo.

Rừng nhiệt đới được coi là những "lá phổi" của thế giới và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ khí hậu trái đất. Sự quan tâm chung của dư luận thế giới vì thế không có gì là khó hiểu.

Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là rừng nhiệt đới là của riêng Ecuador hay của chung cả thế giới, là chuyện phân định trách nhiệm của quốc gia và quốc tế trong việc bảo vệ khí hậu trái đất và hai bên hợp tác và giúp nhau như thế nào để cùng thực hiện trách nhiệm ấy.   

Thảo Nguyên

>> Phát hiện máy nghe lén trong Đại sứ quán Ecuador ở Anh
>> Vụ Snowden: Ecuador sẽ hội ý trước với Mỹ
>> Ngoại trưởng Ecuador công bố thư xin tị nạn của Edward Snowden
>> Edward Snowden xin tị nạn ở Ecuador

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.