|
NH V. vừa giới thiệu chương trình tín dụng thông minh cho các DN vừa và nhỏ. Theo đó, DN có thể vay vốn kết hợp tài sản bảo đảm và tín chấp với thủ tục đơn giản, hạn mức vay lên đến 20 tỉ đồng. Đặc biệt, chương trình sẽ chấp nhận đa dạng các loại tài sản đảm bảo như hàng hóa và quyền đòi nợ... Tương tự, NH T. cũng công bố cung cấp gói giải pháp tài chính dành riêng cho các DN ngành nhựa. Các loại tài sản đảm bảo như hạt nhựa, quyền đòi nợ... đều được NH này chấp nhận. Riêng đối với những khách hàng mới sẽ được thế chấp 100% tài sản bảo đảm là hạt nhựa.
Việc cho vay, nhận thế chấp bằng hàng hóa như hai NH nêu trên là một nghiệp vụ bình thường của các NH trên thế giới. Tuy nhiên, ở VN thời gian qua nó chưa được áp dụng rộng rãi cho các DN mà NH chủ yếu vẫn cho vay dựa vào bất động sản thế chấp. Giải thích điều này, lãnh đạo một NH thừa nhận do các NH e ngại rủi ro xoay quanh việc mua hàng, bán hàng được thế chấp của các DN. Bởi trong thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp DN cố tình mang cùng một kho hàng thế chấp tại nhiều NH dẫn đến mất khả năng thanh toán, NH bị nợ xấu. TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính NH, Trường ĐH Mở TP.HCM, nhận định: Những NH cho vay thế chấp bằng hàng hóa cho thấy sự năng động trong việc tiếp cận khách hàng khi tăng trưởng tín dụng của toàn ngành vẫn rất chậm. Thậm chí ở nhiều nước, các NH còn mạnh dạn cho DN vay lấy tài sản đảm bảo là hàng tồn kho. Thực hiện được điều đó sẽ mang lại lợi ích cho đôi bên, cả DN có thể vay được vốn và NH cũng gia tăng được đầu ra cho mình. Tuy nhiên để tránh rủi ro, NH phải xây dựng quy trình giám sát cho vay, từ xét duyệt và thẩm định giá trị hàng hóa được thế chấp đến quản lý hợp đồng mua bán lô hàng này của DN.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia tài chính cũng cho rằng để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đưa vốn vào sản xuất nhiều hơn, hệ thống NH cần đẩy mạnh mô hình cho vay dựa vào hợp đồng mà không cần tài sản thế chấp như cho vay sản xuất theo chuỗi khép kín, cho vay mô hình nông nghiệp công nghệ cao...
Thảo Vy
>> Sản xuất khó có cửa vay vốn
>> Giúp ngư dân vay vốn phát triển thủy sản
>> 560 tỉ đồng hỗ trợ thanh niên vay vốn
>> 40% doanh nghiệp gặp trở ngại vì thủ tục vay vốn
Bình luận (0)