Cục ATTP cảnh báo thực phẩm chức năng giả mạo giấy tờ

10/12/2023 12:37 GMT+7

Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có các cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo; giả mạo giấy tờ của cục, lợi dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo.

Vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm

Cục ATTP ngày 7.12 đã có cảnh báo, trong thời gian vừa qua trên một số website có đường link: https://www.facebook.com/1022888391221042/posts/1224480551061824; https://nhathuocgiabao.vn/xavakamit; https://thegioithuoc.net/bo-than-tang-cuong-sinh-ly/botalyzil-bo-than-trang-duong; http://trungtamthuoc.com/xmpow-12 quảng cáo TPBVSK: Zamasstu - new, Xavakamit, Botalyzil, Castodi, XMPOW12 với nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Cục ATTP cảnh báo về giả mạo giấy tờ quảng bá thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Ảnh 1.

Cục ATTP cảnh báo sản phẩm vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm

VFA.GOV.VN

Các TPBVSK: Zamasstu - new, Xavakamit, Botalyzil, Castodi, XMPOW12 do Công ty CP Dược phẩm Linh Đạt (có địa chỉ trụ sở chính tại Khu đô thị Lạc Hồng Phúc, P.Nhân Hòa, TX.Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm; TPBVSK Botalyzil do Công ty Dược phẩm và thương mại Phương Đông (có địa chỉ trụ sở chính tại cụm CN Hạp Lĩnh, P.Hạp Lĩnh, TP.Bắc Ninh, Bắc Ninh) công bố, sản xuất.

Công ty đã có văn bản số 221123/CV-CPLĐ ngày 22.11.2023 khẳng định việc quảng cáo nêu trên không phải do công ty thực hiện và công ty không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo TPBVSK Zamasstu - new, Xavakamit, Botalyzil, Castodi, XMPOW12 tại các đường link nêu trên.

Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý sẽ công khai trên website của cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục ATTP đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo TPBVSK Zamasstu - new, Xavakamit, Botalyzil, Castodi, XMPOW12 trên các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Cục ATTP cũng cho biết, trong thời gian vừa qua, tại đường link: https://quaythuoc.org/lehutra-curcumin-ho-tro-dieu-tri-day-hoi-o-chua-hieu-qua.html quảng cáo TPBVSK Lehutra - curcumin với nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Thực phẩm Lehutra-curcumin do Công ty TNHH Dược phẩm Lehutra (có địa chỉ trụ sở chính tại tổ dân phố Trại, P.Dị Sử, TX.Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Tại buổi làm việc ngày 24.11.2023, đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Dược phẩm Lehutra khẳng định: công ty không thực hiện và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo TPBVSK Lehutra - curcumin tại đường link nêu trên.

Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục ATTP sẽ công khai trên website của cục tại địa chỉ: vfa.gov.vn và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục ATTP đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo về sản phẩm TPBVSK Lehutra - curcumin trên đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Giả mạo giấy tờ, lợi dụng hình ảnh, danh tính bác sĩ

Cục ATTP cho biết, vừa qua đã nhận được đơn kiến nghị, phản ánh của PGS - TS Trần Thị Hồng Phương, nguyên Phó cục trưởng Cục y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) về việc một số trang web và một số trang mạng xã hội đã lợi dụng hình ảnh và danh tính của bà quảng cáo cho sản phẩm TPBVSK để bán hàng mà trên thực tế bà Trần Thị Hồng Phương không có. 

Ngoài ra, vừa qua, một số đường link có đăng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 204/2019/ĐKSP ngày 8.1.2019 và giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1312/2020/XNQC-ATTP ngày 13.4.2019 cho sản phẩm Hương Phục Khí. Cục ATTP khẳng định các giấy tờ này là giấy tờ giả mạo; không có sản phẩm tên Hương Phục Khí đăng ký tại Cục ATTP. 

Theo Cục  ATTP, hầu hết các vi phạm sau khi được yêu cầu chấn chỉnh đã phải gỡ bài, khắc phục nội dung quảng cáo không đúng.

Để mua các sản phẩm được cấp phép và tham khảo nội dung được cấp phép đúng với tác dụng của sản phẩm, người tiêu dùng tham khảo thông tin chính thống trên trang web chính thức của Cục An toàn thực phẩm vfa.gov.vn và trang web của Bộ Y tế: https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.