Đỡ tốn kém hơn lấy vân tay
Theo Nghị định số 49/2017 sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thi hành một số điều của luật Viễn thông, ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân, thuê bao di động cần phải bổ sung cả ảnh chụp chân dung chính chủ. Nhà mạng sẽ phải thực hiện lấy những thông tin này đối với các thuê bao đăng ký mới sau ngày 24.4.2017.
Với các thuê bao đã kích hoạt trước thời điểm trên, nhà mạng có 12 tháng để bổ sung thông tin theo quy định mới.
Trả lời vấn đề này, một lãnh đạo Cục Viễn thông cho biết, ảnh chụp người đến trực tiếp sẽ là bằng chứng xác thực nhất để bảo đảm đúng người, đúng thời gian thực hiện. Tránh được tình trạng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố tình sử dụng giấy tờ của một cá nhân để đăng ký thông tin thuê bao cho các sim thuê bao khác (mà cá nhân đó không biết), trong khi doanh nghiệp chưa có đủ công cụ để phát hiện như đã xảy ra trong thời gian qua, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định đã lược bỏ quy định về giới hạn số sim thuê bao.
Ngoài ra, việc thực hiện điều này là hoàn toàn khả thi trong thực tế hiện nay, tương tự như khi đi làm giấy tờ cá nhân khác (bằng lái xe, giấy chứng minh nhân dân), khi doanh nghiệp có thể sử dụng điện thoại thông minh, webcam, camera phù hợp và có thể thực hiện rất đơn giản, nhanh gọn.
Vẫn theo lãnh đạo Cục Viễn thông, trên thế giới, nhiều quốc gia đã có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân điện tử như Mỹ, Đức, Nhật… và mỗi khi thực hiện đăng ký thông tin thuê bao, người dân cần xuất trình giấy tờ để doanh nghiệp đối chiếu, xác nhận trên hệ thống này.
Ở các nước như Thái Lan, Pakistan gần đây đã yêu cầu triển khai hệ thống nhận diện vân tay của người đến đăng ký thông tin thuê bao với chi phí rất cao và thủ tục phức tạp hơn rất nhiều so với việc chụp ảnh.
tin liên quan
Thuê bao di động sẽ bị khóa mạng nếu không bổ sung ảnh chụp chân dungMột người được sở hữu nhiều sim
Một vấn đề khác đáng chú ý, theo quy định cũ, mỗi cá nhân được sở hữu 3 sim trả trước của 1 nhà mạng và mỗi tổ chức tối đa 100 sim. Tuy nhiên, đại diện Cục Viễn thông cho biết, Nghị định 49 không quy định khống chế số lượng sim thuê bao nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cá nhân, tổ chức; phù hợp với Hiến pháp và quản lý chặt hơn.
Đồng thời, nghị định cũng đã đưa ra các quy định nhằm bảo đảm không bùng phát sim ảo. Theo đó, cá nhân chỉ thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sử dụng các số thuê bao cho bản thân mình, con nuôi, con đẻ…
Cụ thể, đối với 3 số thuê bao di động đầu tiên phải xuất trình giấy tờ và ký vào bản giấy hoặc bản điện tử bản xác nhận thông tin thuê bao. Từ số thuê bao thứ tư trở lên, thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu với DN (để tăng cường trách nhiệm và giúp của DN khi cá nhân đề nghị cung cấp số lượng lớn các số thuê bao).
Cho mượn giấy tờ để đăng ký thuê bao phạt 500.000 đồng
Theo quy định tại Nghị định 49, hành vi sử dụng giấy tờ của người khác (kể cả được cho mượn) hay chuyển sim mình đăng ký cho người khác sử dụng mà không giao kết lại hợp đồng thì chịu xử phạt vi phạm hành chính đến 500.000 đồng. Cục Viễn thông khuyến cáo, để góp phần bảo đảm an toàn xã hội và quyền lợi của chính bản thân, đề nghị người dân ủng hộ và thực hiện đúng các quy định. Không cho mượn giấy tờ và phải giao kết lại hợp đồng khi chuyển quyền sử dụng sim thuê bao. |
Bình luận (0)