Hàng năm, cứ bắt đầu năm học mới được vài tuần là khắp nơi nghe tiếng than thở của các phụ huynh lớp 1. Con choáng, ông bà sốc, cha mẹ ân hận...
Không bỏ bê, nhưng không nhồi nhét
Tôi xác định ngay từ đầu là dù ai nói ngả nói nghiêng, tôi vẫn không cho con học đọc viết trước. Nên khi vào lớp 1 con bắt đầu tập nét hất, nét móc thì các bạn đã đọc và viết ầm ầm. Tôi cảnh báo điều này từ ở nhà, rằng các bạn sẽ viết nhanh hơn con đấy, nhưng con lại biết nhiều thứ và được đi chơi nhiều nơi hơn.
|
Bé chậm nhất cả lớp, nhưng tôi vẫn quy định không được học bài quá 30 phút mỗi tối. Tôi nghĩ, học nhiều không quan trọng bằng học cảm hứng, học chất lượng. Nếu bài chưa xong mà tới giờ đi ngủ, thì phải bỏ bài lại để đi ngủ, vì đi ngủ sớm quan trọng hơn.
Suốt hồi con học mẫu giáo, tôi không dạy con học chữ trước, nhưng tôi dạy con cách hợp tác với giáo viên, cách đặt câu hỏi, cách trả lời. Nếu làm chậm, xin thêm thời gian, nếu làm sai, thì xin lỗi. Nếu cô phạt thì con cứ khóc, nước mắt nước mũi thoải mái. Nếu cô đánh vào tay thì cứ buông lỏng tay ra cho đỡ đau, lúc nào sợ quá, hay căng thẳng quá thì mang chai dầu gió ra ngửi cho thư giãn...
Tôi dạy con vẽ, tô màu, chơi ghép hình, cho con cầm dao thái rau củ, dùng kéo để cắt vải, cầm kim để khâu vá, rửa chén, quét nhà, nấu ăn... để rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận. Tôi cho con đọc sách nhiều, và trong nói chuyện hàng ngày thì chỉnh phát âm để viết chính tả đúng.
Lớp 1 là bước xuất phát trong cuộc đời học tập dài hơi suốt nhiều chục năm sau, như một cuộc đua marathon, nên không cần vượt trội sớm!
|
|
"Nét chữ" không hẳn là "nết người"
Tôi thấy bạn bè, hàng xóm, và trên các forum, hầu hết ba mẹ stress nhất là lỗi con viết chữ xấu. "Nét chữ nết người", ai cũng nói tập viết là để rèn tình cẩn thận.
Có thật không? Chữ viết của HS tiểu học của VN hiện đang rất đẹp so với thế giới! Hãy nhìn chữ viết của học sinh Mỹ, Châu Âu, Nhật xem... Phần lớn HS họ viết chữ xiên chữ xẹo, thậm chí tiểu học mà không viết giấy kẻ ô ly, chỉ viết trên giấy trắng, hoặc giấy không có dòng kẻ.
Vậy họ có "xấu nết" hơn người Việt Nam không? Tại sao các sản phẩm cuả họ, từ ô tô, máy bay, điện thoại, tới những đồ dùng nho nhỏ như dao nĩa... họ cũng làm cẩn thận, tinh xảo, tinh tế hơn hàng Việt Nam?
|
Tôi cho rằng, viết chữ thế nào không quan trọng bằng viết cái gì. Viết nhanh, viết sáng tạo, có cảm xúc, có ý tưởng quan trọng hơn viết đẹp.
Đó là chưa kể tương lai có thể con sẽ không dùng tới chữ viết tay nữa. Mất quá nhiều thời gian và nước mắt để rèn một kỹ năng mà ngày sau ít cơ hội dùng tới, liệu có tốt trong khi mỗi ngày chỉ có 24h?
Và quan trọng nhất là đừng quá kỳ vọng, rằng cô giáo là phải "hiền như cô Tấm" và con lúc nào cũng phải ngoan ngoãn học giỏi. Tại sao mình có thể giữ bình tĩnh khi dạy cháu chắt, hàng xóm, mà lại chỉ nóng nảy với con mình? Đó chính là do sự kỳ vọng. Vì yêu thương, nên rồi kỳ vọng. Và vì kỳ vọng, nên mình luôn cảm thấy không hài lòng. Mình đòi hỏi, cáu gắt, stress...
Con mình chậm hơn so với các bạn thì có sao! Có những loài hoa nở sớm, và có những loài hoa nở muộn, chả ai có thể nói là hoa nở muộn sẽ kém hơn hoa nở sớm cả. Ngay như Albert Einstein, nhà bác học thiên tài, hồi nhỏ cũng còn bị phê bình là học kém cơ mà!
Ở nhà bố mẹ có thể dán nhãn lên đồ vật. Làm từ từ, thời gian đầu thì dán vài món đồ, chữ to, sau tăng dần và chữ nhỏ hơn, không phải ngay trong một hôm dán khắp nơi bé sẽ bị ngợp.
- Mỗi tối đọc truyện cùng con, chỉ đọc từ 10 - 15 phút trước khi đi ngủ, đọc chậm rãi, chỉ tay vào từng chữ, và có hỏi đáp về câu truyện.
- Hạn chế Ipad, TV, điện thoại, các thiết bị điện tử.
|
9h00 sáng ngày thứ Bảy 03/10/2015, hệ thống Trường quốc tế Canada (CISS) và Trường phổ thông song ngữ Albert Einstein (AES) sẽ tổ chức buổi thông tin cho phụ huynh tại học xá AES ở Khu Dân cư 13C, đại lộ Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Trong dịp này, các nhà lãnh đạo người Canada của CISS sẽ cùng với HĐQT hệ thống giới thiệu về chương trình phát triển giáo dục tính cách của Bộ Giáo dục Ontario cùng phương pháp giáo dục tính cách bằng hành động cho học sinh tại CISS và AES.
Kính mời các bậc cha mẹ quan tâm tới giáo dục con đến tham dự. Đăng ký : (08)376.12345. Hot line : 0906845679.
Thông tin thêm tại website: http://aesvietnam.edu.vn/
|
Bình luận (0)