Cùng 'phượt ca' đi phượt

06/08/2017 10:52 GMT+7

Với sở thích đi và khám phá, người trẻ luôn chọn cho mình những chuyến du lịch bụi hay nói nôm na là đi phượt. Thêm vào đó, sự xuất hiện của những “phượt ca” với ca từ trẻ trung và thôi thúc lại càng khiến người trẻ muốn xách ba lô lên và đi.

Gia vị của mỗi chuyến đi
Dạo gần đây, trào lưu cover (hát lại) các ca khúc phượt hoặc lồng ghép phần nhạc vào clip quay được từ các chuyến du lịch bụi đang là “mốt” của các “phượt thủ”.
Nếu hỏi lý do mê tít những ca khúc phượt và chọn nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong các chuyến đi, hầu hết “phượt thủ” đều cho rằng các “phượt ca” đã đánh trúng tâm lý của họ.
Các ca khúc này đa phần đều kể về cuộc hành trình dài của bạn trẻ đi qua những miền đất xinh đẹp trên dải đất hình chữ S. Nghe ca khúc, các “phượt thủ” như thấy bóng dáng những chuyến đi của mình ở trong đó.
“Phượt ca” Việt Nam đi hôn và yêu là cuộc hành trình tạm rời khỏi cuộc sống ồn ào nơi thành thị để hòa mình vào thiên nhiên trong lành trên khắp mọi miền đất nước. Hay lời thúc giục của Bài ca tuổi trẻ: “Tuổi trẻ có được bao nhiêu nào, chớp mắt đã 30 rồi… Tuổi trẻ này mình cùng nhau, khoác vai đi từ sáng đến đêm, hát lên như chưa từng được hát…”.
Rồi những ca từ mở đầu nhẹ nhàng của Đi để trở về với đủ đầy cảm xúc cho một chuyến đi xa. Cảm giác háo hức, muốn chinh phục thử thách trước mắt khi bắt đầu chuyến đi. Cảm giác vui vẻ tận hưởng khi chuyến đi diễn ra, và một chút gì đó lưu luyến, nhớ nhung quê nhà khi chuyến đi chuẩn bị kết thúc. Tất cả đã thôi thúc nhau và thế là xách ba lô lên và đi.
“Tuổi trẻ mà, không đi thì phí lắm. Mình đang sống ở khoảng thời gian đẹp nhất của đời người, nếu không đi mấy chốc nhìn lại đã thấy tuổi trẻ trôi qua thật hoang phí. Mình đi không chỉ để vui mà còn là khám phá và thử sức bản thân với những chặng đường chông gai. Đi để hiểu, để yêu và thần tượng cảnh sắc của đất nước mình hơn nữa. Mỗi chuyến đi của tụi mình luôn gắn liền và bắt đầu bằng những phượt ca. Chính nó là gia vị cho mỗi chuyến đi”, Đặng Hữu Phúc, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (TP.HCM) chia sẻ.
Phúc kể tiếp: “Trước đây trong các chuyến đi tụi mình thường sử dụng ca khúc Nơi ấy của Hà Okio. Sau này thì có nhiều ca khúc trẻ trung với lời ca tươi vui, sinh động hơn. Cứ sau mỗi bài hát ra lò là tụi bạn “Phúc ơi đi đi”, thế là cùng nhau đi”.

tin liên quan

Mất việc ở tuổi 30
Sa thải lao động ở độ tuổi 30 đang có xu hướng gia tăng tại các khu công nghiệp trên cả nước, khiến không ít thanh niên mất việc làm.
Anh chàng “nhạc sĩ” sinh viên Trương Quốc Tiến với biệt danh Tony Trương, sinh viên Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, cũng đã có nhiều bản rap dành cho dân phượt như Chu du, Lên xe và go...
Tony Trương chia sẻ: “Thật ra lúc đầu cũng xuất phát từ những chuyến đi phượt dài của mình. Đi và cảm xúc mình ghi hết lại trong các ca khúc. Hy vọng sẽ là động lực để những bạn trẻ vượt qua vùng an toàn của mình để khám phá nhiều điều mới mẻ. Hãy cứ đi và trải nghiệm, thanh xuân chỉ đến một lần”.
Theo Trần Thị Như Thảo, thành viên nhóm phượt của Phúc, trên mọi cung đường việc cùng nhau hát nghêu ngao những lời ca mới đúng với không khí của đi phượt, mà còn đúng hơn khi ca khúc đó là “phượt ca” được dân phượt bình chọn.
Không những thế, với nhóm của Thảo: “Nếu quay được một clip đẹp về lồng ghép với những bản nhạc này thì tự nhiên thấy ý nghĩa và cứ xem đi xem lại rất nhiều lần, như một kỷ niệm đẹp mà tụi mình ghi hết lại ở đó”.
Đi để trải nghiệm, thấy đời thêm ý nghĩa
Cũng giống nhóm của Phúc, trên trang cá nhân của Trúc Nguyễn, sinh viên Trường ĐH Văn Lang TP.HCM, lâu lâu lại xuất hiện một đoạn phim ngắn về các chuyến đi “bụi” của nhóm. Nhóm Trúc có 10 thành viên, nhưng theo Trúc thì một năm trung bình đi du lịch “bụi” khoảng 20 chuyến vì cứ nghe được ca khúc nào thôi thúc là tụi bạn lại rủ nhau đi.
Đoạn phim mới của Trúc là câu chuyện về một chàng trai đang buồn bã nghe một bản “phượt ca” liền lấy lại tinh thần và đi, đi để tìm lại tuổi trẻ của mình. Thế là anh chàng đã cùng nhóm bạn của mình có được một chuyến đi ý nghĩa.
“Thật sự trước đây không có những ca khúc như thế này thì tụi mình cũng đi. Nhưng dạo gần đây thì có động lực đi hơn, và đi cũng phấn chấn hơn nhiều. Nhiều ca từ trong ca khúc trở thành châm ngôn đi của tụi mình như: đưa nhau đi trốn, đi thật xa để trở về…”, Tâm Tatoo, thành viên nhóm Trúc, chia sẻ.
Chủ nhân của ca khúc Đi để trở về đang được dân phượt rất ưa chuộng và cover trên khắp mọi cung đường phượt, Tiên Cookie cho biết ca khúc được cô sáng tác rất nhanh và là một trong những ca khúc mà cô viết nhanh nhất. “Nội dung ca khúc này truyền cảm hứng cho Tiên rất nhiều. Là một người trẻ, Tiên cũng muốn đi thật xa để khám phá, mở mang tầm mắt. Khi đi thì háo hức nhưng vẫn đan xen cảm giác nhớ nhà. Sự thật là Tiên đã trải qua cảm giác đó nhiều rồi vậy nên chỉ việc tường thuật lại cảm xúc của mình bằng lời ca và giai điệu thôi”, Tiên chia sẻ.
“Qua Đi để trở về, Tiên muốn truyền cảm hứng và cổ vũ các bạn trẻ. Hãy bước đi, hãy cứ đi thật xa, tìm kiếm cho mình thật nhiều trải nghiệm, vì tuổi trẻ là để trải nghiệm, tuổi trẻ là sống hết mình. Chúng ta không thể nào cứ ở mãi một chỗ trong khi thế giới bên ngoài còn bao điều mới lạ đẹp đẽ. Đi thật xa nhưng đừng quên chúng ta luôn có một nơi để trở về, đó là nhà. Đôi khi đi không đơn giản chỉ để tận hưởng không gian mới, đi còn là để biết nhớ, đi là để trở về”, Tiên gửi gắm.

tin liên quan

Biển số xe gắn kiểu 'không giống ai'
Nhiều dân chơi xe máy thản nhiên gắn biển số khuất ở gầm xe khiến rất khó nhận diện khi cần thiết. Không khó để bắt gặp những chiếc xe này trên đường phố TP.HCM.

Đa phần chủ nhân của những phượt ca “ăn khách” này đều là người trẻ, họ cùng chung một tâm trạng muốn đi và khám phá. Có lẽ vì thế mà những ca khúc này được dân phượt nhận xét là đánh trúng tâm lý.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.