Nhà chiêm tinh ủng hộ bà Clinton, “vua khỉ” chọn ông Trump Theo tờ Los Angeles Times hôm qua, Hiệp hội Nghiên cứu chiêm tinh thế giới (ISAR) vừa tổ chức hội nghị quy mô lớn tại Costa Mesa, bang California (Mỹ) với sự tham dự của hàng trăm hội viên để dự đoán người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay và đa phần đều chọn bà Hillary Clinton. Chủ tịch ISAR Ray Merriman cho biết sau quá trình nghiên cứu tinh tượng, nhiều nhà chiêm tinh nhận thấy vị trí các hành tinh trong ngày bỏ phiếu 8.11 “sẽ có lợi cho cung Bọ Cạp của bà Clinton hơn là cung Song Tử của ông Trump”. “Điềm báo có vẻ không tốt cho ông Trump”, Los Angeles Times dẫn lời nhà chiêm tinh Aleksandar Imsiragic người Serbia cho biết. Ông từng dự đoán chính xác Trump sẽ là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa ngay từ khi kỳ bầu cử sơ bộ vừa bắt đầu. Tương tự, thầy bói nổi tiếng người Malaysia Thean Y Nang cũng chọn bà Clinton. Thean Y Nang được ca ngợi là một trong những chuyên gia về vận mệnh hàng đầu châu Á sau những dự đoán về vụ tấn công 11.9 ở Mỹ và những bất hạnh sẽ ập đến với Malaysia năm 2014, năm xảy ra 2 thảm họa máy bay MH370 và MH17. Tuy nhiên, có vẻ như “mệnh trời” không hoàn toàn quay lưng với ứng viên Cộng hòa. Theo tờ The Sun, chú khỉ Geda, được cư dân mạng Trung Quốc phong là “hầu vương” nhờ tài “tiên tri” đã không ngần ngại chọn ông Trump. Trong buổi biểu diễn ngày 4.11 tại công viên Hồ Thạch Yến ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, Geda đứng trên sân khấu giữa 2 bức ảnh của bà Clinton và ông Trump. Sau một hồi “nghiền ngẫm”, con khỉ nhảy về phía ảnh ông Trump và thậm chí còn hôn lên mặt để “chúc mừng”. Hồi tháng 7, Geda đã dự đoán chính xác Bồ Đào Nha sẽ giành chức vô địch giải bóng đá Euro 2016. Văn Khoa |
Cuộc bầu cử chia rẽ
06/11/2016 10:20 GMT+7
Đó là một trong các nhận định của các giáo sư nổi tiếng về kinh tế, chính trị và lịch sử, cùng cựu quan chức cấp cao, nhà báo ở Mỹ đã đưa ra khi trả lời phỏng vấn Thanh Niên vào ngày 5.11.
Các nhận định được đưa ra xoay quanh những diễn biến mới của cuộc bầu cử, cũng như đánh giá về 2 ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sắp đến hồi kết vào ngày 9.11 (theo giờ VN).
Vấn đề lớn nhất là việc ông Trump thách thức những nguyên tắc nền tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Ông ta không cảm thấy cần hỗ trợ các đồng minh và đối tác của Mỹ. Có thể, cả những người ủng hộ ông cũng không tán thành quan điểm của ứng viên này, nhưng thực tế chỉ ra có một phần đáng kể người dân Mỹ không ủng hộ chính sách ngoại giao năng động hiện tại. Ứng viên Trump là một người khó đoán.
Khi kết thúc, cuộc bầu cử lần này sẽ trả lời một câu hỏi. Đó là ông Trump thì nhận được sự cuồng nhiệt từ người ủng hộ, còn bà Clinton thì có tính tổ chức sâu sắc. Vấn đề sẽ là sự cuồng nhiệt hay tổ chức bài bản sẽ chiến thắng.
Tôi hoàn toàn ủng hộ bà Clinton, bởi bà hiểu biết về các vấn đề quốc tế và có thể tiếp tục phát huy nhiều chính sách. Ông Trump thì khó đoán định và không hiểu biết nhiều về tình hình quốc tế. Ông ta cũng không am hiểu về cách điều hành nền kinh tế Mỹ và hầu hết những kinh nghiệm kinh doanh của ông ta cũng chỉ dựa trên các thủ thuật ma mãnh, như tận dụng luật phá sản để lừa các nhà thầu phụ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng sẽ rất khó đoán bởi nhiều cử tri mệt mỏi với sự bế tắc ở quốc hội suốt 6 năm qua. Nhiều người có thể bỏ phiếu với kỳ vọng thay đổi, dù sự thay đổi có thể tạo ra những thứ tồi tệ.
Ông Carl W.Baker (Giám đốc Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương, CSIS):
Chỉ còn vài ngày nữa mọi chuyện sẽ được giải quyết. Tôi nghĩ cử tri nữ và những cử tri thuộc các nhóm chủng tộc thiểu số đóng vai trò quyết định giờ cuối.
Ông Prashanth Parameswaran (sống tại Mỹ, biên tập của tạp chí trực tuyến Diplomat):
GS Ngô Vĩnh Long (Khoa Lịch sử, Đại học Maine, Mỹ):
Về cuộc bầu cử, khó có thể biết sẽ có thêm những diễn biến gì sắp tới. Tôi nghĩ rằng nhiều người Mỹ đang còn cân nhắc lá phiếu của họ. Dầu sao đi nữa thì cuộc bầu cử lần này đã bộc lộ những yếu kém của thể chế chính trị và của cái gọi là tự do báo chí ở Mỹ. Sau cuộc bầu cử, các hoạt động chính trị ở Mỹ sẽ bị tê liệt trong một thời gian vì sự chia rẽ chưa từng có trong nhân dân Mỹ và trong thể chế chính trị ở Mỹ.
Ông Zack Cooper (chuyên gia tại CSIS):
Bà Leyna Nguyễn (biên tập chính chương trình tin tức của kênh KCAL-TV (Los Angeles, Mỹ):
Bình luận (0)