• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Cuộc diễu hành ngoạn mục của toàn bộ hành tinh thuộc hệ mặt trời dịp Giáng sinh

24/12/2022 11:02 GMT+7

Tất cả các hành tinh của hệ mặt trời giờ đây xếp thẳng hàng, mang đến hiện tượng kỳ thú và đầy ấn tượng trong mùa lễ Giáng sinh và đón năm mới.

Mô phỏng sự thẳng hàng của các hành tinh thuộc hệ mặt trời

AFP/Getty

Ban đêm, người trái đất đã có thể nhìn thấy sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ bằng mắt thường trong điều kiện thời tiết tốt, trong khi sao Thiên Vương và Hải Vương có thể quan sát được bằng ống nhòm hoặc kính viễn vọng.

“Vào những đêm cuối năm 2022, chúng ta có thể thấy được toàn bộ các hành tinh của hệ mặt trời ngay sau thời khắc hoàng hôn”, Tạp chí Newsweek hôm 23.12 dẫn lời ông Gianluca Masi, nhà thiên văn học của Dự án Kính viễn vọng Ảo.

Dự án Kính viễn vọng Ảo là dịch vụ do Đài Thiên văn Bellatrix ở Ceccano (Ý) cung cấp và do ông Masi quản lý. Dịch vụ này vận hành và cho phép truy cập các kính thiên văn robot và hoạt động từ xa.

Sau ngày 24.12, mặt trăng cũng sẽ tham gia “cuộc trình diễn” trên, có thể quan sát được từ bất kỳ nơi nào trên trái đất trong điều kiện thời tiết tốt, bao gồm Việt Nam.

Bắt đầu từ đường chân trời ở phía tây nam, các hành tinh xuất hiện thẳng hàng sau khi mặt trời lặn, theo thứ tự lần lượt: sao Kim, sao Thủy, sao Thổ, sao Mộc và sao Hỏa.

Trong đó, sao Thủy sẽ là hành tinh khó quan sát nhất vì bên trong vùng sáng hơn của bầu trời đêm. Do vậy, việc dùng ống nhòm sẽ tạo điều kiện cho việc quan sát dễ dàng hơn, và sao Kim cũng tương tự.

Chúng ta cũng cần ống nhòm để tìm sao Thiên Vương, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, và sao Hải Vương, nằm giữa sao Thổ và sao Mộc.

“Bằng cách đó, chúng ta có thể thấy được toàn bộ gia đình hành tinh của hệ mặt trời”, ông Masi cho biết.

Cuộc “diễu hành” của các hành tinh trên bầu trời đêm sẽ kéo dài cho đến cuối năm nay, khi sao Thủy trở nên mờ dần. Vì thế người trái đất chỉ có vỏn vẹn vài ngày để quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.