Cuộc gặp bất ngờ nhân chứng 'trận tập kích kinh hoàng' và nỗi lòng người ở lại
Những cựu TNXP, dân quân địa phương, nhân chứng của trận tập kích kinh hoàng ngày 1.5.1970 trên tuyến giao thông chiến lược xuyên Trường Sơn thuộc H.Lệ Thủy, Quảng Bình, bất ngờ gặp lại nhau.
Tự động phát
VIDEO: Khắc khoải về trận tập kích 48 năm trước
|
Không thể lãng quên trận tập kích kinh hoàng
|
Lâu lắm rồi, các cựu TNXP từng sống, chiến đấu trên tuyến đường 16 mới có dịp gặp lại nhau. Có cả cuộc gặp lần đầu của những người làm nhiệm vụ chôn cất; họ là dân quân địa phương và xã đội thời kỳ đó. Những cái bắt tay thật chặt, những vòng ôm ấm áp trong ánh mắt xúc động đến nghẹn ngào. Từ ngày rời chiến trường đến nay, có lẽ không ai nghĩ sẽ có cuộc gặp trùng phùng đầy bất ngờ như vậy.
Chiến tranh đã lùi xa hằng chục năm, từ những chàng trai cô gái phơi phới tuổi đôi mươi thì nay họ đã già, mái đầu bạc trắng; từ sức vóc xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước thì nay họ chân yếu tay run.
|
|
Ai dự buổi tiếp xúc cử tri cũng khó có thể quên được hình ảnh ông Nguyễn Xuân Chước (nguyên Đại đội trưởng C753 N119 P31 trên đường 16). Có lẽ, do lần đầu được nói về trận tập kích trước đông người, trước cơ quan chức năng và nói về những cái chết đau thương của đồng đội nên ông Chước không được bình tĩnh, giọng ông run nghẹn. Và trong mấy phút phát biểu, ông liên tục nhắc đến từ “toại nguyện”.tin liên quan
Nhân chứng 'trận tập kích kinh hoàng' mong muốn tri ân đồng đội đã nằm xuống
Đó là sự mong mỏi từ xưa đến nay của bản thân ông và toàn thể cử tri là những cựu TNXP về việc có những ghi nhận, công trình tưởng niệm những liệt sĩ hy sinh trong trận tập kích kéo dài 2 ngày 1 và 2.5.1970.
Ông Chước và đồng đội mong mỏi về một công trình tưởng niệm để khơi dậy niềm tự hào và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Ước mong đó thành hiện thực là toại nguyện lớn nhất của ông Chước.
|
Hành trình đi tìm "những người ở lại"
Nhớ lại những ngày hè tháng 5 trời nắng như đổ lửa, khi nhận thông tin từ anh Hoàng Gia, Trưởng đài truyền thanh - truyền hình H.Lệ Thủy và thầy giáo Ngô Mậu Tình, chúng tôi vội vã về Lệ Thủy để cùng đi tìm gặp những nhân chứng như: ông Lê Ngọc Viếng, nguyên Phó chủ tịch UBND H.Lệ Thủy thời kỳ đó; bà Lê Thị Xuân, cựu TNXP ở xã Xuân Thủy; ông Nguyễn Đức Nhậm, Xã đội trưởng xã Mai Thủy thời kỳ 1965 -1973; ông Phan Văn Toại (dân quân du kích có nhiệm vụ vào mai táng TNXP…
Qua lời kể của những nhân chứng có thể hình dung được thảm trận 1.5.1970 trên đường 16 rất kinh hoàng, tổn thất là rất lớn...
|
|
Xác minh thông tin tại các nghĩa trang liệt sĩ ở Quảng Bình, chúng tôi phát hiện có 77 ngôi mộ cùng có ghi thời gian hy sinh ngày 1.5.1970; trong đó, 33 ngôi mộ ở Nghĩa trang liệt sĩ Mai Thủy (H.Lệ Thủy), 30 ngôi mộ ở Nghĩa trang liệt sĩ xã Vạn Ninh và Nghĩa trang liệt sĩ TNXP xã Vạn Ninh (H.Quảng Ninh), 13 ngôi mộ ở Nghĩa trang liệt sĩ Ba Dốc (TP.Đồng Hới)… Và có 17 liệt sĩ hy sinh đúng thời gian ngày 2.5.1970.
Các nhân chứng chúng tôi gặp đều mong muốn có công trình tưởng niệm tri ân các liệt sĩ. Như ông Toại nói: “Nếu trên Bang mà xây dựng một đài tưởng niệm là rất đúng đắn”.
Đến ngày 25.7.2018, Báo Thanh Niên đăng bài 48 năm - Lời khẩn thiết từ trận tập kích kinh hoàng. Sau khi báo đăng, nhiều cử tri có ý kiến kiến nghị, nhiều đại biểu Quốc hội cũng quan tâm.
|
Giáo sư, Tiến sĩ y khoa, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí - đại biểu Quốc hội khóa 14, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội rất quan tâm đến thông tin trên bài báo. Ông đã có mặt trong cuộc tiếp xúc cử tri tại xã Mai Thủy.
Ông Nguyễn Anh Trí chia sẻ với hội nghị: “Sự hy sinh mất mát này là quá lớn; chỉ cần nói trung thực thôi, không cần thêm bớt gì cả cũng quá đủ để được lịch sử ghi nhận”.
Rồi đây, sự kiện trận tập kích kinh hoàng sẽ được xác lập lại một cách bài bản, đầy đủ. Với lòng nhiệt huyết của người còn sống, tôi tin, ở bên kia chín suối, các anh hùng liệt sĩ cũng sẽ ấm lòng!
Bình luận (0)