Ngày 24.5, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, tại bệnh viện, ghi nhận bé A. lơ mơ, mê, gồng giật toàn thân. Bác sĩ cho hỗ trợ hô hấp chống co giật, truyền thuốc hạ sốt. Sau đó trẻ hết co giật nhưng còn lơ mơ, hôn mê dần. Trẻ được đặt nội khí quản giúp thở, thở máy, sử dụng thuốc chống phù não.
Xét nghiệm máu cho thấy trẻ có tình trạng cô đặc máu HCT tăng, tiểu cầu giảm, xét nghiệm test nhanh kháng nguyên NS1, chẩn đoán sốt xuất huyết dương tính, chọc dò dịch não tủy cho kết quả sinh hóa, tế bào bình thường. Các bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết thể não.
Sau hơn một tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai máy thở |
BVCC |
Đến ngày thứ 4, trẻ có biểu hiện sốc với mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp, được truyền dịch chống sốc, đo huyết áp xâm lấn và áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn truyền dịch thích hợp và sử dụng thuốc vận mạch.
Kết quả các xét nghiệm cho thấy trẻ bị tổn thương gan, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, hạ đường huyết. Trẻ được điều trị tích cực với thở máy, truyền dịch chống sốc, chống co giật, chống phù não, điều trị hỗ trợ gan như điều chỉnh đường huyết, điện giải, kiềm toan.
Sau hơn một tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai máy thở.
Theo bác sĩ Tiến, đây là trường hợp sốt xuất huyết dạng não ở trẻ béo phì hiếm gặp, dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận 8.481 ca trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 28% với cùng kỳ năm 2021 là 6.639 ca. Trong tuần 20 (từ ngày 13.5 đến 19.5), TP.HCM ghi nhận ghi nhận 943 ca bệnh, tăng 20% so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, số ca bệnh tăng chủ yếu là trường hợp nhập viện điều trị nội trú.
Bình luận (0)