Kỳ họp thứ tư, QH khóa XIII dành cả ngày 30.10 và sáng 31.10 để thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Đã có 26 ý kiến của các ĐBQH phát biểu tại hội trường sáng nay.
“Phẫu thuật” nợ xấu
ĐB Cao Sĩ Kiêm (tỉnh Thái Bình) phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong báo cáo của Chính phủ là do: một số chính sách, giải pháp kinh tế còn nửa vời, chưa thống nhất; một số doanh nghiệp bế tắc nên có tư tưởng chờ thời; một số nhà đầu tư nước ngoài đang có tư tưởng rời khỏi VN.
|
Trước những khó khăn của nền kinh tế, ĐB Lê Hữu Đức (tỉnh Khánh Hòa) đề xuất đối với các doanh nghiệp yếu kém thường xuyên thì nên sắp xếp lại hoặc cho dừng hoạt động. Đồng thời, đề nghị Chính phủ nhanh chóng xử lý nợ xấu của các ngân hàng để khơi thông nền kinh tế; xử lý kiên quyết các địa phương không chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ trong quản lý đầu tư công và kiểm điểm lại hiệu quả hoạt động của mình.
“Đây cũng là thời cơ để chúng ta lành mạnh hóa nền kinh tế”, ĐB Đức nói và cũng như khẳng định ủng hộ chủ trương của Chính phủ thành lập công ty mua bán nợ.
|
Đặc biệt, “cục u nợ xấu của các ngân hàng cần giải quyết phù hợp và nên giã từ tư duy dùng ngân sách Nhà nước để mua nợ xấu”, ĐB Đáng nêu quan điểm.
“Thanh lý” hàng tồn kho
Trong phiên thảo luận, nhiều ĐB cũng cùng ý kiến “điểm nghẽn” của nền kinh tế nước ta là nợ xấu và hàng tồn kho. Đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thể hấp thụ vốn, tái đầu tư, sản xuất, gây trì trệ cho nền kinh tế. Vì vậy, song song với việc giải quyết nợ xấu, Chính phẩn cần quản lý sát thị trường để kích thích tiêu dùng sản phẩm trong nước, khuyến khích xuất khẩu.
Theo ĐB Huỳnh Ngọc Đáng, về xử lý hàng tồn kho, Chính phủ cần giảm áp lực cạnh tranh giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu, hàng nhập lậu tràn lan. “Tại sao thép của ta sản xuất trong nước tốt hơn, còn tồn kho nhiều mà vẫn cho nhập thép Trung Quốc, chưa kể nhiều loại hàng lậu, kém chất lượng?”, ĐB Đáng nêu ví dụ.
Vì vậy, ĐB Đáng cho rằng: “Điều này chứng tỏ Bộ Công thương cần phải quan tâm, giúp đỡ doanh nghiệp nhiều hơn nữa trong giai đoạn khó khăn này".
|
Đồng tình về vấn đề này, ĐB Trần Văn Tấn (tỉnh Tiền Giang) nói thêm: “Thời gian gần đây thị trường trong nước đối mặt hàng nhập lậu kém chất lượng, đặc biệt là nhiều hàng hóa từ Trung Quốc. Trong khi đó, hàng hóa sản xuất trong nước thì tồn kho, hàng xuất khẩu của chúng ta luôn bị nước ngoài kiểm soát chặt chẽ. Hàng trong nước đang phải cạnh tranh khó khăn với hàng nước ngoài”.
ĐB Tấn đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý giá, quản lý chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ hàng hóa trong nước.
“Về chính sách tài khóa, đề nghị Chính phủ vẫn thực hiện chính sách hỗ trợ thị trường đến 2013; áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân mới từ 1.1.2013; áp dụng lộ trình tăng lương theo kế hoạch; hạn chế tối đa về đầu tư xây dựng cơ bản trừ những công trình dân sinh bức xúc; phát hành trái phiếu công trình để đầu tư cho hạ tầng giao thông”, ĐB Trần Du Lịch đề xuất nhằm “làm ấm” thị trường, kích cầu, “thanh lý” hàng tồn kho để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãng phí, tham nhũng là quốc nạn Trong phiên họp sáng nay, một số ĐB cũng nêu bức xúc về các vấn đề như giá xăng dầu và nạn lãng phí, tham nhũng.
Thế nhưng, đến nay, chưa có vụ án nào bị xét xử vì tội lãng phí vì chúng ta chỉ coi đây là khuyết điểm nên còn nương tay, xem nhẹ. Trong khi hàng loạt dự án lãng phí hàng chục nghìn tỉ đồng, hiệu quả không có; lãng phí trong sản xuất, quản lý khiến "trăm dâu đổ vào giá thành"; chưa kể lãng phí vô hình về nhân lực, nghiên cứu khoa học, thu hồi đất rồi để đó chờ dự án... Vì vậy, cần phải coi lãng phí là quốc nạn. Đề nghị thành lập UB giám sát giá xăng dầu độc lập
Đã có nhiều dấu hiệu nhóm thống lĩnh thị trường làm giá trong lĩnh vực này. Đối với Nhà nước, DN luôn tạo sức ép tăng giá, đối với người tiêu dùng thì DN đưa giá nào phải mua giá đó. Tôi chưa thấy ngành kinh doanh nào thay vì phải o bế, chăm sóc người tiêu dùng thì lại giành nhau, chăm sóc đại lý và chẳng dại gì giảm giá để có lợi cho dân mà không có lợi cho mình. Chẳng có quốc gia nào khi doanh nghiệp đòi tăng giá thì Bộ Công thương lại đứng ra giải thích cho doanh nghiệp. Mặt khác, thuế phí chiếm đến 30 - 40% giá xăng dầu. Trong đó, Quỹ bình ổn giá xăng dầu có nhiều dấu hiệu sử dụng sai mục đích. Người dân trả tiền bình ổn giá xăng dầu mà không biết tiền đó sử dụng như thế nào. Mặc dù QH yêu cầu các Bộ giải trình quỹ này từ cuối 2010 nhưng cho đến giờ Chính phủ vẫn còn "nợ". Tôi đề nghị thành lập UB giám sát giá độc lập không thuộc Chính phủ. Đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Công thương trong các vụ tạm nhập xăng dầu nhưng không tái xuất, xăng pha tạp chất, rút ruột và cháy nổ xe. |
Nhiều doanh nghiệp không đăng ký nhập khẩu xăng dầu
Hiện nay, các mặt hàng tồn kho trong công nghiệp cơ khí, chế tạo chủ yếu là than, phân bón, xi-măng. Tồn kho than 19% cao hơn mức bình thường 4%. Hiện nay, ngành than đang thực hiện một số giải pháp đến cuối năm sẽ quay lại mức bình thường. Phân bón vì là giao vụ nên tồn kho. Sắp tới vào vụ đông xuân sẽ giải quyết được lượng tồn này. Đối với sản xuất thép thì cung vượt cầu và trong những tháng qua nhiều công trình, dự án chưa thực hiện nên vẫn còn tồn kho. Các Bộ đang xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu thép và sản xuất trong nước đế tránh cung vượt cầu. Hiện nay, vẫn chưa có số liệu cho thấy thép Trung Quốc kém chất lượng nên theo quy định thương mại quốc tế, chúng ta không được quyền cấm hay hạn chế nhập. Chỉ có trong thời gian qua, Bộ Công thương có phát hiện gian lận thương mại trong khai báo chủng loại thép Trung Quốc khi nhập khẩu và đã xử lý. Về xăng dầu, hoạt động tạm nhập tái xuất là hoạt động thương mại bình thường đối với xăng dầu và là hoạt động cần thiết. Tuy nhiên, vừa qua, một số đối tượng lợi dụng quy định này để trục lợi và đã bị xử lý. Tôi khẳng định Nhà nước không hạn chế doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh xăng dầu nếu đủ điều kiện nhưng hầu như không có doanh nghiệp nào đăng ký mới. Mỗi năm Bộ Công thương đều có kế hoạch nhập xăng dầu và các doanh nghiệp căn cứ vào đó mà đăng ký lượng nhận của đơn vị mình. Tuy nhiên, trong tình hình xăng dầu thế giới tăng giá, kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không đăng ký nhập khẩu. Đến mức Bộ Công thương phải nhắc nhở nhiều lần. Vì vậy, số thiếu Bộ Công thương buộc phải đề nghị Petrolimex nhập. Duy Phúc |
Nguyên Mi
>> Bỏ phiếu tín nhiệm chức danh chủ chốt
>> Thủ tướng nhận lỗi về những yếu kém của Chính phủ
>> Ông Đặng Thành Tâm bất ngờ trở lại họp Quốc hội
>> Quốc hội nghe báo cáo sửa đổi Hiến pháp
>> Quốc hội thảo luận tại tổ: Sốt ruột trước tốc độ giải cứu kinh tế
>> Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13: Xử lý nghiêm hành vi cản trở luật sư
>> Quốc hội sẽ quyết định việc bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tháng 10
Bình luận (0)