Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sáng ngày 13.7 đã tuyên bố điều một tàu hộ tống lớp La Fayette đến tuần tra bảo vệ đảo Ba Bình. Ba Bình vốn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp, theo New York Times cùng ngày.
Phát biểu trước khi tàu chiến này xuất phát, bà Thái Anh Văn nói “nhiệm vụ của chuyến đi lần này nhằm thể hiện sự kiên quyết của người dân Đài Loan trong việc bảo vệ lợi ích của chúng tôi”.
Việc tuần tra của tàu chiến này đã được lên kế hoạch trước, nhưng sau khi toà trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, Đài Loan đã quyết định cho tàu xuất phát sớm một ngày. Tàu hộ tống lớp La Fayette là tàu tàng hình đa nhiệm do hãng DCNS của Pháp phát triển và sản xuất.
Cơ quan bảo vệ bờ biển Đài Loan (CGA) ngày 12.7 tuyên bố phán quyết của toà trọng tài thường trực The Hague sẽ không ảnh hưởng đến các nhiệm vụ tuần tra của CGA tại vùng biển xung quanh các đảo mà Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông, theo hãng thông tấn CNA. Hãng tin này cho hay chiếc tàu Wei Hsing có lượng giãn nước 1.800 tấn của CGA trước đó đã đến Ba Bình để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế và tuần tra. Tàu này xuất phát từ cảng Cao Hùng vào ngày 10.7.
tin liên quan
Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa Trọng tài Biển ĐôngDưới đây là toàn văn thông cáo báo chí của Tòa Trọng tài Biển Đông về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, ban hành tại La Hay (The Hague, Hà Lan) ngày 12.7.2016, theo báo Chính phủ. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Sau khi toà trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết rằng các cấu trúc nổi tại Trường Sa đều là “đảo đá” và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa, bà Thái Anh Văn đã nói phán quyết này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của Đài Loan tại Biển Đông (?).
Theo các nhà phân tích, đòn nặng nề nhất với Đài Loan sau phán quyết của toà trọng tài chính là kết luận Ba Bình không phải là đảo. Ba Bình là thực thể lớn nhất tại Biển Đông, rộng khoảng 0,44 km2 và bị Đài Loan chiếm đóng từ năm 1956.
Việc toà phán quyết Ba Bình là đá chứ không phải đảo đồng nghĩa nó chỉ có thể được hưởng vùng lãnh hải mở rộng 12 hải lý xung quanh chứ không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Bình luận (0)