Dàn chiến đấu cơ Mỹ cho chiến trường tương lai

05/11/2021 18:36 GMT+7

Trước áp lực từ Nga-Trung, Không quân Mỹ đang đối mặt nhu cầu cấp bách phải duy trì cái gọi là “uy thế không lực”, buộc họ phải loại bỏ một số chương trình chiến đấu cơ trong quá trình tái cấu trúc phi đội.

Hai chiếc F-22 (trên) và hai chiếc F-35

không quân Mỹ

Giống phần còn lại của quân đội Mỹ, không quân nước này đang chuyển từ các chiến dịch đối phó những thế lực trỗi dậy, vốn kéo dài suốt hai thập niên, sang giai đoạn cạnh tranh với các quân đội như Nga, Trung Quốc.

Tháng 9.2021, Tướng Charles Brown Jr., Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, cảnh báo rằng lực lượng đang cạn kiệt thời gian trong việc phát triển các nền tảng khí tài và năng lực cần thiết phù hợp tình hình mới, theo Tạp chí Không quân Mỹ.

Trong thời gian tới, Không quân Mỹ muốn cho về hưu các đời tiêm kích F-15C và F-15D, cũng như dòng cường kích A-10 (có thể vào năm 2030). Bốn dòng máy bay sẽ tiếp tục phục vụ bao gồm F-22, F-35, F-15E và EX, và F-16.

F-35 lần đầu được tiếp nhiên liệu trên không bằng máy bay không người lái

“Chúng ta sẽ rút gọn từ 7 xuống còn 4 dòng máy bay. Mỹ sẽ xây dựng lực lượng tiêm kích hiện đại dựa trên 4 nền tảng khí tài khác nhau”, theo Trung tướng Clinton Hinote, Phó tham mưu trưởng Không quân Mỹ.

Bộ đôi khí tài thế hệ thứ 5

F-22 và F-35 hiện vẫn là hai dòng tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ. Trong đó, F-22 gia nhập phi đội năm 2005 và F-35 vào năm 2016. Ban đầu, Không quân Mỹ có ý định cho hai dòng máy bay này phối hợp lẫn nhau. F-22 tập trung cho không chiến nhờ vào ưu thế vượt trội trên không, trong khi F-35 đóng vai trò kết nối các nền tảng khác nhau trên chiến trường.

F-16 (trước) và F-35

không quân Mỹ

Hiện Mỹ vẫn tiếp tục dây chuyền sản xuất F-35, nhưng ngừng chế tạo F-22 từ năm 2011, chủ yếu do ngân sách giới hạn. Vì thế, Không quân Mỹ không thể khởi động lại chương trình F-22, nên quyết định nâng cấp và duy trì tổng cộng 180 chiếc F-22 cho đến năm 2030. Sau thời gian này, F-22 sẽ được thay thế bằng dòng khí tài được phát triển theo chương trình Uy thế trên không thế hệ kế tiếp (NGAD).

Cảm giác 'so cánh' bên cạnh tiêm kích F-22 Raptor ra sao?

Tướng Hinote mô tả NGAD không chỉ là một nền tảng khí tài, mà còn là tổ hợp các năng lực và chương trình cho phép Không quân Mỹ bảo vệ uy thế trên không trong thời gian tới. Mỹ đã bay thử mẫu thử nghiệm hoàn chỉnh của NGAD và chương trình đang được triển khai theo đúng tiến độ, theo Business Insider.

F-15 và F-16

Cho đến nay, các dòng máy bay thuộc gia đình F-15 vẫn nằm trong số những nền tảng khí tài đầy năng lực và thành công nhất trên thế giới. Mỹ đã cho về hưu các đời F-15A và B, nối tiếp sẽ là F-15C và D. Tuy nhiên, Không quân Mỹ vẫn muốn giữ lại F-15 và F-15EX.

Một chiếc F-15EX tại căn cứ ở Florida năm 2021

không quân Mỹ

F-15E là dòng máy bay chiến đấu không đối không và không đối đất uy lực cao. Dòng được nâng cấp gần đây F-15EX, tên chính là Eagle II, được trang bị mạng lưới thiết bị điện tử hiện đại, bao gồm radar mới, máy tính, màn hình trong buồng lái.

Không quân Mỹ lên kế hoạch mua ít nhất 144 chiếc F-15EX trong thời gian tới. Tướng Hinote so sánh F-15EX như là dòng tiêm kích thế hệ 4,5 hoặc 4,6.

Không quân Mỹ đặt tên cho F-15 thế hệ mới là Chim ưng II

Bên cạnh đó, “con cưng” của Không quân Mỹ là F-16 vẫn tiếp tục được sử dụng sau khi được nâng cấp, và tập trung đảm nhiệm vai trò khác, chẳng hạn như bảo vệ lãnh thổ Mỹ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.