Đan Mạch khánh thành ‘nấm mồ’ khổng lồ chôn CO2 dưới đáy biển

Khánh An
Khánh An
10/03/2023 13:35 GMT+7

Đan Mạch sẽ trở thành nước đầu tiên nhập khẩu CO2 từ nước ngoài với dự án bơm khí thải này xuống đáy biển.

Đan Mạch khánh thành ‘nấm mồ’ khổng lồ chôn CO2 dưới đáy biển - Ảnh 1.

Giàn khoan Nini West sẽ là nơi bơm CO2 xuống đáy biển

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH OED

Hãng AFP đưa tin Đan Mạch vừa khánh thành dự án lưu trữ CO2 sâu 1.800 m dưới biển Bắc, giúp nước này sẽ trở thành nước đầu tiên chôn CO2 nhập khẩu từ nước ngoài.

CO2 sẽ được bơm xuống "ngôi mộ" dưới biển nhằm đề phòng tình trạng nóng lên của bầu khí quyển, được xây dựng tại địa điểm vốn là một giếng dầu cũ.

Được dẫn đầu bởi công ty hóa chất hàng đầu Anh là Ineos và công ty dầu Wintershall Dea của Đức, dự án Greensand dự kiến sẽ lưu trữ đến 8 triệu tấn CO2 hằng năm cho đến năm 2030.

Vào tháng 12 năm ngoái, dự án đã nhận được giấy phép hoạt động để bắt đầu giai đoạn thử nghiệm.

Dù còn sơ khai và tốn kém, các dự án thu gom và lưu trữ CO2 đang hướng đến mục tiêu giảm thiểu tình trạng ấm lên trên toàn cầu. Khoảng 30 dự án hiện đang vận hành hoặc đang trong giai đoạn phát triển tại châu Âu.

Đan Mạch khánh thành ‘nấm mồ’ khổng lồ chôn CO2 dưới đáy biển - Ảnh 2.

Thiết kế quy trình thu gom và bơm CO2 xuống đáy biển

SEMCO

Không giống như những dự án trữ phát thải CO2 tại những khu công nghiệp, Greensand tiếp nhận CO2 từ nơi khác. Sau khi tích trữ tại nguồn, khí thải này sẽ được hóa lỏng, vận chuyển bằng tàu hoặc đường ống để lưu trong những hồ chứa như hốc địa chất hoặc các mỏ dầu khí cạn kiệt.

Tại Greensand, carbon được vận chuyển trong những container đặc biệt đến giàn khoan Nini West để bơm xuống hồ chứa sâu 1,8 km dưới đáy biển. Một khi giai đoạn thử nghiệm hoàn tất, dự án cũng sẽ sử dụng giếng Siri gần đó.

Giới khoa học lo ngại loại khí mê-tan hơn CO2 trong mối nguy ấm lên toàn cầu

Giới chức Đan Mạch đã đặt mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2045 và cho rằng dự án là "một công cụ rất cần trong bộ dụng cụ đối phó khí hậu".

"Nó sẽ giúp chúng ta đạt các mục tiêu khí hậu, và do lòng đất của chúng tôi có tiềm năng lưu trữ lớn hơn nhiều so với lượng khí thải của chính mình, chúng tôi cũng có thể lưu trữ CO2 từ các quốc gia khác", theo Bộ trưởng Khí hậu Đan Mạch Lars Aagaard.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.