Ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh, Trung Quốc |
Reuters |
Hãng AFP ngày 4.11 dẫn báo cáo thường niên của tổ chức Global Carbon Project dự báo phát thải khí CO2 chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ bùng phát trong năm nay ở mức như trước đại dịch Covid-19, trong đó Trung Quốc chiếm gần 1/3.
Theo đó, ô nhiễm khí CO2 năm nay sẽ tăng hơn so với năm ngoái, dù thấp hơn kỷ lục vào năm 2019 là 40 tỉ tấn, trong đó có 36.44 tỉ tấn từ nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp.
Dự báo phát thải CO2 từ gas và than ô nhiễm nặng trong năm nay cũng sẽ tăng mạnh so với năm ngoái.
Giới khoa học cho rằng việc duy trì mức tăng nhiệt độ tối đa thêm 1,50C so với thời tiền công nghiệp theo Thỏa thuận Paris sẽ giúp giảm tử vong và thiệt hại, nhưng cần cắt giảm phát thải carbon gần 50% vào năm 2030 và về 0 vào năm 2050.
Báo cáo mới được đưa ra trong bối cảnh Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) đang diễn ra tại Vương quốc Anh.
Tổng thống Biden chỉ trích lãnh đạo Trung Quốc, Nga không tham dự COP26 |
Dự báo Trung Quốc sẽ chiếm 31% lượng phát thải toàn cầu trong năm nay, sau khi nền kinh tế tăng tốc phục hồi.
Trong nỗ lực đối phó biến đổi khí hậu, hôm 2.11, gần 100 nước tại COP26 tham gia sáng kiến của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cam kết giảm phát thải khí metan ít nhất 30% trong thập niên này, trong đó không có Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Anh ngày 4.11 cho hay hơn phân nửa công ty trên sàn FTSE 100 Index ở London đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050. Trong khi đó, 60 công ty đã ký kết tham gia chiến dịch toàn cầu của Liên Hiệp Quốc hướng đến không phát thải carbon.
Dự kiến thế giới cần 100.000 tỉ USD để kiềm chế tình trạng ấm lên toàn cầu và không phát thải carbon từ nền kinh tế trong 30 năm tới, tương đương 3.000-4.000 tỉ USD hằng năm, tương đương 2% GDP toàn cầu.
Tại COP26, các bên cho rằng họ có cách để huy động đủ nguồn tài chính này, nhờ liên minh các ngân hàng, quỹ hướng đến đầu tư không phát thải CO2.
"Đồng hồ tận thế" sắp điểm nếu thế giới không hành động vì khí hậu |
Bình luận (0)