|
Tại phương án chuyển đổi kèm tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị chấp thuận chuyển đổi Công ty Sông Con thành công ty hai thành viên, UBND tỉnh Nghệ An cho rằng hiện nay nhà máy đường Sông Con (thuộc Công ty CP Mía đường Sông Con) đang thiếu nguyên liệu, chất lượng mía không cao do người dân chưa tập trung đầu tư trồng mía.
Trong khi đó, Công ty Sông Con có đất sản xuất tập trung, thuận lợi cho đầu tư thâm canh mía nhưng ít vốn, đầu tư trồng cao su thì hiệu quả thấp. Do đó, chuyển đổi sẽ giúp sử dụng hiệu quả diện tích đất vốn có của Công ty Sông Con, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn chế biến thực phẩm với trồng trọt, ổn định vùng nguyên liệu cho ngành chế biến đường.
Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Bé, Phó bí thư Đảng ủy Công ty một thành viên Nông nghiệp Sông Con (Công ty Sông Con), hiện công ty đang có 1.546 ha đất sản xuất, trong đó có gần 1.000 ha đã trồng cao su, hơn 200 ha lúa, ngô và 300 ha mía, vậy mà phương án sau khi chuyển đổi sẽ là trồng 1.145 ha mía, đồng nghĩa phải chặt bỏ cây cao su.
“Trong tình cảnh ngành mía đường đang khó khăn như hiện nay thì phương án này không phải để đảm bảo quyền lợi cho người dân mà chỉ để cứu Công ty CP Mía đường Sông Con mà thôi”, ông Bé lập luận.
Trong buổi đối thoại với Sở NN-PTNT Nghệ An ngày 26.11, công nhân Công ty Sông Con và người dân hai xã Tân Phú và Tân Long đều bày tỏ quan điểm không muốn chuyển đổi công ty.
Ông Nguyễn Văn Quý, xã Tân Phú, cho rằng: Trồng mía chỉ là xóa đói, nhưng chúng tôi không cần xóa đói nữa. Cây cao su chính là cây trồng giúp chúng tôi làm giàu khi một ha mỗi tháng cũng cho trên 10 triệu đồng. Vì thế, chúng tôi đề nghị giữ nguyên mô hình công ty như hiện nay.
Khánh Hoan
>> Khởi tố nhóm côn đồ chặt phá cao su
>> Bảo vệ quyền lợi người trồng mía
>> Không để người trồng mía thiệt thòi
>> Phá rừng gỗ quý trồng mía
>> Người trồng mía nổi giận
Bình luận (0)