Phát hiện này đã được Giáo sư vật lý Mikhail Lukin (Đại học Harvard) và Giáo sư vật lý (Vladan Vuletic) của MIT công bố trên tạp chí Nature sau khi họ thổi các hạt photon qua một đám mây nguyên tử rubidium. Họ cho biết đã nhìn thấy phản ứng của các phân tử này khi di chuyển các hạt ánh sáng xung quanh trong một khối rắn, một hiện tượng chưa từng được nhìn thấy trước đây.
Khi các photon đi vào đám mây nguyên tử lạnh, năng lượng của chúng kích thích các nguyên tử trên đường đi khiến tốc độ di chuyển của các photon chậm đáng kể. Năng lượng được truyền từ nguyên tử này sang nguyên tử khác và cuối cùng thoát khỏi đám mây cùng với các photon.
Trang Daily Mail dẫn lời ông Lukin: “Đó là tác dụng tương tự như khi chúng ta nhìn thấy sự khúc xạ của ánh sáng trong một ly nước. Ánh sáng đi vào nước, chuyển một phần năng lượng của nó vào môi trường và giữ lại một phần. Khi thoát ra khỏi môi trường nước, ánh sáng vẫn còn. Quá trình này diễn ra tương tự nhưng khắc nghiệt hơn, ánh sáng di chuyển rất chậm và nhiều năng lượng hơn bị mất đi so với trong hiện tượng khúc xạ”.
Phương Tú - Tạ Xuân Quan
>> Chứng cứ đầu tiên về vật chất tối?
>> Vật chất tối gần mặt trời?
>> Viễn vọng kính băng nghiên cứu vật chất tối
>> Tồn tại vật chất sống cơ bản trên sao Hỏa
>> Ánh sáng bẻ cong vật chất
Bình luận (0)