Sau Đại hội III, những năm 1961 - 1962, Đảng đã đình chỉ kết nạp đảng viên mới để củng cố lại, dù thời đó dân gian mới lưu truyền câu vè “Một người làm việc bằng hai/Để cho chủ tịch mua đài, mua xe”, chứ chưa phải hàng ngàn tỉ như bây giờ.
tin liên quan
Chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”Các vụ án tham nhũng xảy ra ở đâu? Xảy ra ở những nơi có tiền nhiều, và xảy ra giữa những người có quyền. Bây giờ nói thực là người ta muốn làm quan, chứ không muốn làm chuyên môn giỏi. Làm quan thì có 3 cái lợi: có quyền bổ nhiệm cán bộ, có quyền cấp dự án, có quyền phân phối đất.
Có một thứ ít người nói, mới xuất hiện vài nhiệm kỳ gần đây, là nhóm lợi ích thao túng, móc nối với lãnh đạo. Tiền móc nối với quyền. Đây là điều tai hại nhất. Đảng khuyến khích kinh tế tư nhân là đúng, ai có tài ba cứ làm. Nhưng cùng với đó xuất hiện nguy cơ cán bộ bị tiền “trói” vào, biến công thành tư.
Các cụ nói “Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Khởi xướng được cuộc chiến chống tham nhũng này là vì chúng ta đang có một người đứng đầu nghiêm khắc, trong sạch. Nhưng con đường Đảng đang đi giờ mới là bắt đầu, chuẩn bị đến cuộc đấu tranh gay go hơn.
Đã đến lúc phải có một tổ chức chuyên trách giám sát quyền lực các cơ quan quyền lực. Ai giám sát Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Tổ chức T.Ư...? Tôi hình dung, đó phải là một cơ quan có quyền lực cao hơn, do Tổng bí thư đứng đầu, với thẩm quyền đủ mạnh. Cơ quan này có quyền đình chỉ, niêm phong tài sản cán bộ, kể cả cán bộ to để phục vụ điều tra. Thế tham nhũng nó mới sợ.
Cùng với đó là mở rộng công khai, minh bạch để người dân, xã hội cùng giám sát. Người trong sạch không sợ gì minh bạch cả, chỉ có những hành vi khuất tất mới sợ ánh sáng.
Bác Hồ đã nói một cây thông đã sâu mọt rồi, phải chặt, không nó lây sang cây khác. Dân gian có câu "Đánh rắn phải đánh dập đầu". Vậy, ta đã đánh dập đầu chưa? Vẫn chưa. Nên chặng đường này mới chỉ là bắt đầu.
Bình luận (0)