Ông Hùng “Cốm”, một trong những nghệ nhân còn sót lại của làng Vòng (Q.Cầu Giấy, Hà Nội), toát mồ hôi khi dỡ bộ đồ nghề làm cốm mang tới phục vụ lễ hội. “Cả bộ đồ nghề giã cốm sơ sơ cũng phải nặng tạ hai. Tôi còn phải mang cả lúa đến trang trí trực quan nữa. Người lớn, trẻ em tới lễ hội hay rút lúa mang về. Họ bảo giờ mới biết lúa đó làm ra hạt cốm”, ông Hùng tâm sự.
tin liên quan
Thơm lừng chả rươi trong phố cổ Hà Nội Chẳng hạn, cốm Vòng đã sống trong làng quê yên bình ra sao, bộ cối giã cốm to nặng thế nào. Chiếc cổng làng được dựng lên cũng giúp những người trẻ hiểu hơn về văn hóa làng.
Họa sĩ Lê Hồng Quân, người đã vẽ cuốn sách Lê la quà vặt Hà Nội, lại ngây ngất vì những đôi bàn tay khéo léo, thuần thục của nghệ nhân khi họ trình diễn nghề, như gói bánh chưng, hay đơn giản như quết kê - rắc đường để làm bánh đa kê, xắt đỗ, rắc hành khô chuẩn bị món xôi xéo...
Khách tham quan cũng sẽ được nghe nghệ nhân giải thích quy trình làm bánh, làm giò chả, biết thế nào là “bốc khói đầu”, nghĩa là giã nhiều liên tục đến toát cả mồ hôi, đầu như bốc khói. Như thế, để yêu hơn những món ăn...
Trước đó, Sở VH-TT Hà Nội đã làm việc cùng nghệ nhân để hỗ trợ họ cách thuyết minh sao cho dễ hiểu và hấp dẫn nhất. Đây cũng chính là phương pháp các chuyên gia UNESCO đánh giá cao để giữ gìn và lan tỏa di sản ẩm thực - một trong những di sản phi vật thể.
Bình luận (0)