Giới thiệu tranh có hệ thống, công khai tên họa sĩ
Họa sĩ (HS) Bùi Trọng Dư vô cùng ngạc nhiên và bức xúc khi thấy tranh của mình được giới thiệu trên trang Facebook của TLA HOUSE-Oil Painting Decor. Đơn vị này tự giới thiệu là chuyên phân phối sỉ lẻ tranh canvas và sơn dầu toàn quốc. Tại đó, tranh của anh được giới thiệu như “tài sản” của đơn vị này. Phần giới thiệu có hình chụp các tác phẩm của anh và một số HS khác, kèm theo chú giải: “Sưu tập một số tác phẩm nổi tiếng của các HS đương đại VN. HS Bùi Hữu Hùng. HS Đinh Quân. HS Bùi Trọng Dư...”. “Tôi thấy trang tự ý giới thiệu bán tranh của tôi trong khi tôi chưa bao giờ cộng tác với họ”, họa sĩ Dư nói.
tin liên quan
Họa sĩ Hà Hùng Dũng tố cáo hàng chục tác phẩm bị 'đạo' thành tranh tườngNgoài ông Đức, còn nhiều HS khác “được” bán tranh trên trang này, như Đào Hải Phong, Thành Chương, Đinh Quân, Hồng Việt Dũng, Đậu Quang Anh. Ở một nhánh khác của menu sản phẩm, còn có các tác phẩm của HS tiêu biểu trên thế giới: Renoir, Vincent van Gogh, Claude Monet, Kandinsky... Cũng trong nhóm HS nước ngoài, trang còn chia họ thành các trường phái cho dễ tìm, như ấn tượng, lập thể, hiện thực, hậu hiện đại...
Trong khi đó, Facebook Tranh tường Trần Tuân lại thản nhiên khoe những tác phẩm mình đã thực hiện cho một bar khách sạn ở Sa Pa. Những tác phẩm này chia làm 2 nhóm: nhóm tranh tường và nhóm tranh treo tường. Tuy nhiên, hơn chục tác phẩm này đều của cùng một HS là Hà Hùng Dũng. “Bạn bè tôi nhìn thấy nhưng lại nghĩ là tôi bán cho khách sạn”, ông Dũng nói.
|
Hủy tác phẩm đạo, nhái
|
Nhóm phản đối xâm phạm bản quyền tác phẩm hội họa này cũng đón tin hủy tranh liên tục. Ngày 18.5, HS Đặng Tiến phát hiện 3 bức tranh đạo tranh của mình tại phần quảng cáo của một cơ sở trang trí nội thất tại Hà Nội. Sau khi liên lạc với chủ cơ sở, ông Tiến đã nhận được lời xin lỗi, kèm theo đó là ảnh các bức tranh đã bị cắt hủy. Cùng ngày, ông Dư cũng nhận được lời hứa sẽ cắt hủy tranh của một cơ sở khác đã sao chép tranh của ông. Ngày 19.5, khách sạn có tranh tường đạo nhái đăng thư xin lỗi công khai gửi ông Dũng. Thư cho biết các bên liên quan đã họp khẩn, bên vẽ tranh nhận hoàn toàn trách nhiệm. Khách sạn cũng đã yêu cầu bên này phải xin lỗi tác giả công khai. Các tác phẩm được chỉ đạo tháo dỡ, xóa bỏ.
Xóa tranh là xong ?
Mặc dù vậy, vấn đề mới được đặt ra: Liệu có nên dừng lại ở việc chỉ xin lỗi là xong nếu đạo tranh bị phát hiện? Nên ứng xử thế nào với cá nhân, tập thể đã đặt vẽ, mua các tác phẩm đạo nhái đó?
Trộm tới hơn chục tác phẩm, Tranh tường Trần Tuân cho rằng mình chỉ cần xóa hết những lỗi sai là xong. “Nói chung bên em sẽ khắc phục hết các loại tranh, làm sao để không trùng với bản quyền tranh của anh ấy nữa là hết”, ông Trần Tuân nói. Tuy nhiên, luật Sở hữu trí tuệ quy định những vi phạm như vậy có thể bị phạt tiền.
Ông Bùi Trọng Dư cũng cho rằng cần lên tiếng đòi cả người đặt mua bồi thường để nâng cao nhận thức của người mua tranh. Về phần mình, HS Hà Hùng Dũng cho biết yêu cầu của ông với bên vẽ và bên thuê “vẽ nhầm” tranh của ông là trách nhiệm của cả hai. “Tôi muốn gặp 3 bên với khách sạn, bên chép tranh để nói chuyện về đền bù thiệt hại”, ông Dũng nói.
Bình luận (0)