‘Đất 2 giá mới tạo ra những điều vô lý, mất công bằng’

Lê Hiệp
Lê Hiệp
14/11/2022 17:10 GMT+7

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị ) cho rằng tình trạng đất 2 giá với chênh lệch quá lớn mới là nguyên nhân chính dẫn đến những điều vô lý, mất công bằng chứ không phải cơ chế thỏa thuận hay thu hồi.

Những điều vô lý, mất công bằng xã hội...

Thảo luận về luật Đất đai ngày 14.11, đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) nêu quan điểm cần hạn chế cơ chế tự thỏa thuận đất nông nghiệp để thực hiện các dự án có sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang)

gia hân

Dẫn thực tế “mất công bằng” giữa người có đất nông nghiệp mà nhà nước thu hồi với người được thỏa thuận, giữa những người có đất trong cùng một dự án thỏa thuận, ông Thịnh cho rằng, cơ chế tự thỏa thuận khiến cho các dự án không có thời hạn hoàn thành giải phóng mặt bằng, khiến nhiều dự án dở dang, bỏ đất hoang hóa, ảnh hưởng rất xấu đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước.

“Cơ chế thỏa thuận đã tạo ra những điều vô lý, mất công bằng xã hội như khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án lợi ích quốc gia thì giá thấp hơn hàng chục, thậm chí đến trăm lần so với dự án thỏa thuận hoặc người đồng ý chuyển nhượng sau cùng lại là người được nhận giá trị thỏa thuận cao hơn những người đồng ý trước”, ông Thịnh nêu.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường: 'Không lấy giá hợp đồng để thu thuế giao dịch đất đai'

Cho rằng, việc hạn chế các dự án thuộc danh mục nhà nước thu hồi đất và mở rộng cơ chế thỏa thuận chắc chắn sẽ làm chậm sự phát triển của đất nước, giảm hiệu quả sử dụng đất, ông Thịnh nêu đề nghị mở rộng diện dự án thu hồi trong dự thảo luật Đất đai hiện hành, bổ sung thêm các dự án kêu gọi đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hóa như dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, công trình thu gom, xử lý chất thải, hệ thống dẫn chứa xăng, dầu, khí đốt đầu mối...

Ngoài ra, để giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án thỏa thuận theo luật Đất đai năm 2013, ông Thịnh đề nghị dự thảo bổ sung thêm trường hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đối với các dự án thuộc diện thỏa thuận mà đã đạt 80% về diện tích.

Ông Thịnh nói để đảm bảo quyền lợi của người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi, hạn chế thất thoát, tạo lập công bằng xã hội trong giao đất, cho thuê đất, sau khi nhà nước thu hồi cần rà soát nâng mức bồi thường, hỗ trợ cho người dân cho phù hợp; đồng thời thực hiện triệt để việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá công khai, minh bạch.

Chỉ thu hồi khi nhà nước là nhà đầu tư sơ cấp

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị)

gia hân

Tranh luận với quan điểm này, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho biết sự chênh lệch giá mà đại biểu Thịnh nói là vô lý và mất công bằng là đúng, nhất là khi giá đất ở tình trạng 2 giá như hiện nay.

Tuy nhiên, ông Đồng cho rằng, dự thảo luật lần này đã đổi mới việc định giá đất đai theo nguyên tắc phù hợp với giá đất thị trường.

“Như Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà khẳng định giá đất sẽ sát giá thị trường. Như thế nhà nước đền bù hay tự thỏa thuận đều dựa trên mặt bằng giá này”, ông Đồng nói và cho rằng dự thảo luật cũng cần quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế tự thỏa thuận để thực hiện một cách thống nhất, tránh kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng như một số đại biểu đã nêu.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng: ‘Đất 2 giá mới tạo ra những điều vô lý, mất công bằng’

Ông Đồng cũng tán đồng với nhiều ý kiến đề nghị trong các dự án phát triển đô thị, nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp chính nhà nước là nhà đầu tư sơ cấp hoàn thiện dự án, tạo quỹ đất đưa ra đấu giá để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia xây dựng theo quy hoạch của dự án. Còn lại nên thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận theo nguyên tắc của bộ luật Dân sự.

“Tôi thấy đây là phương án khá hợp lý song cần được nghiên cứu kỹ lưỡng”, ông Đồng nêu.

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông: “Không ít gia đình 4 người sống trong ngôi nhà chưa đầy 10 mét vuông”
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.