Sáng 16.12, Báo Thanh Niên đã tới thăm, chia sẻ nỗi đau với gia đình em Nguyễn Tuấn Khang (10 tuổi, ở P.Đống Đa, TP.Quy Nhơn, Bình Định) và hỗ trợ 5 triệu đồng từ nguồn đóng góp của bạn đọc. Em Khang không may bị thiệt mạng do sạt lở núi.
Sau cuộc điện thoại đột ngột và ngắn ngủi của con trai vào sáng 15.12, anh Nguyễn Minh Vũ (39 tuổi) thất thần chạy như bay về nhà giữa trời đang mưa lũ. Nhưng tất cả đã quá muộn màng. Nhà anh bây giờ chỉ còn là đống đổ nát do sạt lở núi.
tin liên quan
Những “thợ săn' ùa ra đồng trong mùa lũ dữ miền TrungKhi nước lũ đổ về, giữa lúc nhiều hộ dân khốn đốn phải di dời đồ đạc chạy lũ, thì vẫn có những “thợ săn” ở vùng đông Quảng Nam kéo nhau ra sông, ra đồng…
Khang, cậu con trai thứ hai của anh Vũ, ở trong đống đổ nát ấy. Phải có sự can thiệp của lực lượng cứu hộ, khoan cắt tường, bê tông cả buổi mới đưa được thi thể Khang ra.
“Mẹ nó thì lo làm cá khô cho người ta. Tui thì đi bốc vác. Trời mưa lũ nhưng nhà tới 5 miệng ăn, ráng được đồng nào hay đồng đó. Tui đang làm thì thấy cuộc gọi của nó, chỉ nghe nó la lên qua điện thoại là ba ơi, mau về nhà cứu em con. Tui hộc tốc chạy về. Nó đang đi vệ sinh thì núi phía sau nhà bị sạt lở, nó sợ sập nhà đè chết em gái (7 tuổi). Tới khi cái chết cận kề rồi mà nó còn nghĩ cho em nó...”, anh Vũ nghẹn ngào kể lại trong nước mắt.
Cái nghèo bám riết gia đình anh Vũ từ đời ông tới đời cha, và giờ thì con anh chết oan uổng sau một trận sạt lở núi. Con đường dẫn lên nhà anh Vũ ngoằn ngoèo, khó khăn như gia cảnh của anh. Ngôi nhà nhỏ chừng hơn 15 m2, nằm nép mình sát núi, đã sập hết phần công trình phụ phía sau nên thi thể của Khang được để phía nhà ông nội cạnh đó.
tin liên quan
Bắt heo đưa lên cao tránh lũ, một người bị điện giật tử vongDo nước lũ tràn vào gây ngập, một người đàn ông ở Quảng Nam ra
chuồng bắt heo lên nơi khô ráo để tránh lũ, thì không may vướng vào dây
điện, bị giật tử vong.
Anh Vũ cứ một lát lại đưa tay chùi nước mắt khi kể về con trai: “Nó ngoan lắm. Nhà tui là dân lao động, ít có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ nhưng nó luôn dạ thưa rất lễ phép. Buổi sáng hôm qua (15.12), tui còn đưa nó đi khám bệnh. Nó than mệt lại đang mưa lũ nên nghỉ học ở nhà. Ai ngờ…”.
Xót xa gia cảnh nạn nhân bị nước cuốn
Trong căn nhà nhỏ, lâu lâu lại vang lên tiếng khóc đến xé lòng của người mẹ già. Đang túc trực bên bàn thờ của con trai, cụ Cao Thị Huệ (75 tuổi, mẹ của nạn nhân) nghẹn ngào cho biết: “Mới ngày kia đó thôi, nó còn bảo sau khi cơn lũ này đi qua sẽ cố gắng đi làm, kiếm tiền để sửa lại ngôi nhà cho hai vợ chồng tôi, vậy mà nó lại vội vã bỏ hai thân già này mà đi...”.
Lau vội những giọt nước mắt lăn dài trên má, cụ Huệ nói thêm: “Sau khi ăn cơm trưa xong thì nó bảo ra đồng gần nhà bắt ốc về bán kiếm tiền cải thiện bữa ăn cho vợ chồng tôi. Thấy nó đi mãi không về, gia đình lo lắng báo cho chính quyền xã thì sáng hôm sau đã tìm thấy thi thể của nó bị cuốn trôi cách đám ruộng khoảng 20 m”. Ông Nguyễn Ngọc Thơ (61 tuổi), một người hàng xóm, xúc động nói: “Thằng Thịnh là người hiền lành, thật thà và hay giúp đỡ bà con hàng xóm, ai cũng thương nó”.
Ngay sau khi sự việc đau lòng xảy ra, người thân, hàng xóm, chính quyền địa phương cũng đến thăm hỏi động viên và giúp đỡ gia đình. Chiều 16.12, đại diện Báo Thanh Niên (trái) đến chia buồn với gia đình, đồng thời hỗ trợ gia đình nạn nhân 5 triệu đồng (ảnh).
Mạnh Cường
|
Lời kêu gọi hỗ trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt
Từ đầu tháng 12.2016 đến nay, các tỉnh miền Trung lại liên tiếp hứng chịu các đợt mưa lũ dồn dập, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản.
Đến thời điểm này, đã có nhiều người thiệt mạng, bị thương và mất tích do lũ. Trong đó, Huế có 3 người chết, Quảng Nam 4 người chết, Khánh Hòa 1 người chết, Quảng Ngãi 9 người chết và nghiêm trọng nhất là Bình Định, chỉ trong thời gian ngắn tỉnh này đã xảy ra liên tiếp bốn đợt mưa lũ lớn làm 18 người chết.
Mưa lũ đã làm người dân chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, hàng trăm nhà dân bị sập và hư hỏng hoàn toàn, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập chìm trong nước lũ, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, công cộng, dân sinh bị hư hỏng nghiêm trọng, hàng chục ngàn héc ta lúa, hoa màu, bị ngập, nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi... ước tổng thiệt hại lên đến vài ngàn tỉ đồng. Thời gian tới, dự báo khu vực miền Trung sẽ tiếp tục có mưa rất to, mực nước các sông lại lên cao, thời gian lũ lụt tiếp tục kéo dài, làm cho nhiều vùng dân cư ngập sâu và cô lập nhiều ngày.
Do nhiều tuyến đường bị chia cắt nên người dân ở các tỉnh miền Trung đang ra sức chống chọi với lũ lụt, ở một số nơi do bị lũ cô lập nên bà con đang sống rất khó khăn, khổ sở. Những thiệt hại ngày càng trở nên trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng lâu dài hơn.
Thể hiện truyền thống “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, T.Ư Hội LHTN VN và Báo Thanh Niên trân trọng ngỏ lời kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, bạn đọc gần xa, bà con kiều bào... cùng chung tay góp sức hỗ trợ cho đồng bào ta vượt qua tình cảnh hoạn nạn trong lúc này. Nghĩa cử và tấm lòng yêu thương của bạn đọc sẽ là sự động viên, sẻ chia “miếng khi đói bằng gói khi no” với bà con miền Trung ruột thịt.
Báo Thanh Niên sẽ tổ chức tiếp nhận tiền, quà của bạn đọc và cùng với các tỉnh, thành đoàn nhanh chóng chuyển đến bà con vùng lũ trong thời gian sớm nhất. Mọi sự đóng góp xin gửi về:
Tại TP.HCM: Báo Thanh Niên, 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3. ĐT: 84.839302302.
Tại Hà Nội: Báo Thanh Niên, 218 Tây Sơn, Q.Đống Đa. ĐT: 84.438570981.
Các văn phòng đại diện Báo Thanh Niên trên cả nước và nước ngoài (Thái Lan, Singapore).
Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể chuyển khoản. Nội dung ghi: Giúp đỡ đồng bào lũ lụt miền Trung.
Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên.
Số tài khoản: 102010000116341 - Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 tại TP.HCM.
Tài khoản nước ngoài chuyển về: BAO THANH NIEN
Số TK: 10201 0000 116341
VIETNAMBANK FOR INDUSTRY AND TRADE.
ĐIA CHI: 461 - 465 NGUYEN ĐINH CHIEU QUAN 3 HO CHI MINH SWIFT CODE ICB VVNVX906 (FIELD 56A, 57A).
Thanh Niên xin ghi nhận nghĩa cử và chân thành tri ân đến quý bạn đọc.
Thanh Niên
|
Bình luận (0)