• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Dầu dừa có thực sự tốt không?

21/12/2015 08:33 GMT+7

Trên mạng internet có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều xung quanh chuyện tốt xấu của dầu dừa. Có người cho rằng dầu dừa rất tốt cho sức khỏe, có người nói không. Thực hư thế nào?

 

daudua1

 

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, rất nhiều nhà khoa học đã vào cuộc. Tiến sĩ Walter C. Willett, khoa dinh dưỡng học tại Harvard School of Public Health cho biết: "Phần lớn các nghiên cứu cho đến nay chủ yếu là các nghiên cứu ngắn hạn để kiểm tra xem ảnh hưởng của nó đối với lượng cholesterol. Chúng tôi không biết chắc chắn dầu dừa ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào. Và tôi cũng không nghĩ rằng dầu dừa tốt cho sức khỏe như dầu ô liu hay dầu đậu nành – những loại mà phần lớn chất béo là chất béo không no tương đối đảm bảo cho hệ tim mạch. Bạn biết đó, các loại chất béo không bão hòa dạng đơn thể đều tốt cho trái tim của bạn, bởi chúng có khả năng làm gia tăng các cholesterol có lợi HDL (High-density lipoproteins) và có khả năng làm giảm mỡ xấu LDL (low density lipoprotein).  HDL đặc biệt của dầu dừa đẩy mạnh ảnh hưởng có thể làm cho nó ít “xấu” hơn so với chất béo bão hòa, nhưng nó vẫn hoàn toàn không phải là lựa chọn tốt nhất trong số các dầu thực vật để giảm thiểu bệnh tim.  

Tiến sĩ Thomas Brenna, Giáo sư khoa dinh dưỡng, Đại học Cornell, đã nghiên cứu về dầu dừa đã giải thích tại sao dầu dừa lại bị gán cho “tiếng xấu”, bởi vì: "Phần lớn các nghiên cứu liên quan đến dầu dừa được thực hiện với dầu dừa được hydro hóa một phần. Dầu dừa nguyên chất, chưa được xử lý hóa chất là một thứ khác liên quan đến vấn đề sức khỏe. Bạn cũng phải hiểu hầu hết các loại thực phẩm đều chứa các chất béo điển hình sau đây: 

 

Chất béo bão hòa 

 

daudua2

 

Nếu như chất béo bão hòa được tìm thấy ở hầu hết các loại mỡ động vật, thì ở dầu dừa người ta cũng tìm thấy loại chất béo này. Chất béo bão hoà làm tăng cả hai loại cholesterol tốt và cholesterol xấu. Trường hợp tăng cholesterol xấu ở mức độ nặng sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạch.

 

Chất béo không bão hòa

Cả hai chất béo đơn bão hòa polyunsaturated và chất béo không bão hòa dạng đơn thể monounsaturated đều thuộc dạng chất béo tốt. Nguồn chất béo đơn bão hoà tìm thấy nhiều trong các loại cá hồi, cá trích, các loại hạt quả hạnh, hạt điều, hồ đào, lạc, vừng, hướng dương, dầu ô-liu, quả bơ, đậu nành, bắp… 

 

Chất béo chuyển hóa 

Hầu hết chất béo dạng trans được tạo ra khi dầu dạng lỏng được cho vào chất béo dạng rắn. Quá trình này được gọi là hydro hoá (hydrogenation). Chất béo dạng trans hoạt động như chất béo bão hòa và có thể làm tăng cholesterol máu. 

 

daudua

 

Xét trên thực tế, hàm lượng chất béo bão hòa trong dầu dừa ở mức độ vừa phải, nên chúng ta cũng không nên quá lo lắng về ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các lợi ích khác trong dầu dừa nguyên chất là những khoáng chất quan trọng và những vitamin tan trong chất béo như canxi, magiê, beta-carotene, vitamin A, D, E, K mà cơ thể có thể hấp thụ sử dụng ngay. 

 

Bạn có biết!

Mặc dù dầu dừa chứa nhiều chất béo, nhưng chúng lại có khả năng hỗ trợ cho việc giảm cân. Tác động giảm cân của dầu dừa hoạt động theo 3 cách: hỗ trợ chuyển hóa, khống chế sự thèm ăn và không gây cảm giác đói. Một nghiên cứu tại ĐH Johns Hopkins cho biết: dầu dừa làm tăng sản sinh một loại hormon có tên là leptin, loại hormon này phát tín hiệu nhắc nhở chúng ta ngừng ăn, thế nên  những người trải qua thử nghiệm này khi được bổ sung dầu dừa vào khẩu phần (khoảng 15 ml mỗi ngày) đã ăn ít hơn bình thường.  

 

 

Top
Top