Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy có thể chúng ta đang thiếu hụt chất béo, theo New York Times.
Đói ngay sau khi ăn. Nếu thấy bụng cồn cào ngay sau khi ăn, rất có thể là do bữa ăn quá ít chất béo. Chế độ ăn đầy đủ chất béo giúp điều chỉnh sự thèm ăn, giữ cho bạn no lâu, ngăn cản tình trạng ăn quá nhiều. Nếu cơ thể thiếu chất béo, bạn sẽ cảm thấy đói nhanh hơn và thậm chí lúc nào cũng đói cho dù mới vừa ăn xong.
Cảm thấy lạnh. Trong khi những người khác cảm thấy nóng, mà bạn thì lại lạnh, thì cũng có thể do bổ sung chất béo không đầy đủ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các tế bào mỡ trong cơ thể chịu trách nhiệm tạo ra nhiệt và giữ ấm. Những người có lượng mỡ trên cơ thể thấp, hoặc không có đủ chất béo trong chế độ ăn, sẽ cảm thấy lạnh hơn những người khác.
tin liên quan
Lợi ích tuyệt vời của lá ổiLá ổi chứa các hợp chất dược liệu nên có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa một số bệnh.
Uể oải, đau nhức. Những cơn đau này thường liên quan đến các khớp xương trong cơ thể. Nó có thể xuất phát từ nhiều lý do như chấn thương hoặc viêm. Và thiếu chất béo sẽ làm cho những triệu chứng này tồi tệ hơn, bởi bình thường, chất béo hỗ trợ khôi phục các chấn thương và giảm viêm. Khi thiếu chất béo, 2 khả năng này của cơ thể bị suy giảm nên dễ dẫn tới đau nhức kéo dài.
Da khô. Nếu da bị khô, bong tróc hoặc ngứa, thì rất có thể là do chế độ ăn thiếu chất béo. Việc thiếu hụt các a xít béo thiết yếu có thể dẫn đến viêm da. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra bổ sung đủ a xít béo omega 3 và omega 6 có tác dụng làm giảm sự nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời và giảm viêm nhiễm gây mụn trứng cá.
tin liên quan
Ngừa da khôDa khô ráp có thể gây ra kích ứng da hoặc ngứa đau, làm chức năng da hoạt động kém hiệu quả, tăng nguy cơ tổn thương da do ánh nắng mặt trời và lão hóa sớm nên dễ bị viêm nhiễm.
Đường huyết không ổn định. Những người có lượng đường huyết cao và không ổn định nên bổ sung chất béo lành mạnh, sẽ nhận được tác động tích cực.
Khó tập trung. Nếu bạn thường xuyên đối mặt với tình trạng lơ mơ, cảm thấy mệt mỏi liên tục, hãy bổ sung các chất béo lành mạnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các a xít béo omega 3 có thể cải thiện chức năng nhận thức.
Nguồn của chất béo lành mạnh là từ thịt cá, một số thực vật, sữa, các loại hạt... Nếu muốn dùng viên bổ sung, phải có ý kiến cụ thể của chuyên gia sức khỏe.
Bình luận (0)