Sự lây truyền cúm A/H9 xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh, dịch tiết đường hô hấp của chúng hoặc môi trường bị ô nhiễm, theo tờ Times Of India.
Virus có thể tồn tại trong nước và trên các bề mặt, góp phần làm lây lan trong và giữa các đàn gia cầm.
Các triệu chứng khi nhiễm cúm A/H9
Virus cúm gia cầm là mối lo ngại vì nó lây lan nhanh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiếp xúc với virus A/H9 có thể dẫn đến nhiễm trùng từ các triệu chứng nhẹ giống như cúm hoặc viêm mắt đến bệnh hô hấp cấp tính nặng hoặc tử vong.
Khi nhiễm cúm A/H9, các triệu chứng ban đầu tương tự như các triệu chứng của các loại virus cúm khác, có thể gồm sốt, ho, đau họng và khó thở, theo Times Of India.
Cần làm gì để ngăn ngừa lây nhiễm?
Cần phải thực hành vệ sinh tốt ở cơ sở chăn nuôi gia cầm. Xử lý chất thải đúng cách, thường xuyên vệ sinh và khử trùng thiết bị và phương tiện cũng như việc sử dụng quần áo bảo hộ của người chăn nuôi.
Để tránh lây sang người, những người tiếp xúc với động vật nên rửa tay thường xuyên, khử trùng quần áo, đồ dùng, theo Times Of India.
WHO tuyên bố, để ngăn ngừa nhiễm virus, cần phải giảm thiểu tiếp xúc với gia cầm ở những khu vực có thể nhiễm bệnh.
WHO cho biết, cần phải duy trì vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay, bao gồm rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với động vật để tránh bị nhiễm virus.
Bình luận (0)