Gặp gỡ đầu năm:

Đầu năm xuất hành sao cho may mắn?

Thanh Nam
Thanh Nam
29/01/2025 06:00 GMT+7
0:00
00:00
Bài đầy đủ
Ngọc Huyền

Chọn giọng đọc

Mùng 1 tết, PV Thanh Niên đã có cuộc trò chuyện đầu năm cùng thạc sĩ văn hóa học Nguyễn Hiếu Tín (Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM) về những chủ đề liên quan đến tết: lì xì, khai bút, xuất hành…

Tết có nên bỏ lì xì?

Tết có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi người, vì sao thưa ông?

Trong sâu thẳm của người Việt, tết còn là một nghi lễ tâm linh trọng thể. Dưới ánh nến lung linh và mùi hương trầm mặc, lòng thành thờ khấn các thần linh để duy trì mối liên hệ với bản chất siêu nhiên của vũ trụ huyền bí. Đó là sự biểu hiện chân thành của đức tính tôn trọng truyền thống và quá khứ của dân tộc. Do vậy, tết không hẳn chỉ vui chơi mà còn là những ngày đầy kỷ niệm, nhắc nhở bổn phận và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Những sự kiện đó đã kết thành những tập quán, phong tục riêng biệt cho từng vùng miền, từng dân tộc. Và ứng với mỗi phong tục ngày tết là một thông điệp của quá khứ gửi đến hiện tại và định hướng tương lai, của tổ tiên gửi đến con cháu những mỹ tục, hàm chứa giá trị đạo đức, tạo nên nếp nhà, gia phong, cũng là góp phần vào dòng chảy văn hóa Việt xưa và nay.

Tết luôn chứa đựng đầy đủ những giá trị thiêng liêng, mang đậm cốt cách, văn hóa và tinh thần của người Việt nhất. Nó mang một giá trị nhân văn, cao cả, là không gian lắng đọng, suy tư, hàn gắn những hiềm khích, lưu lại những kỷ niệm, ký ức, chuyển giao những giá trị văn hóa cho người trẻ. Nó bộc lộ lòng nhân ái với đồng loại, đạo lý uống nước nhớ nguồn được khơi dậy với tinh thần cộng đồng sâu sắc, có tác dụng như mối dây liên kết bền vững giữa mỗi gia đình và kỷ cương xã hội... Giá trị cao cả nhất của tết là cơ hội để thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" một cách sâu sắc và rõ nét nhất. Trong đó, vào dịp tết, ai cũng đều nhớ câu: "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy". Thiết nghĩ, đó là phong tục rất văn minh và tốt đẹp, nhất thiết phải giữ gìn và phát huy.

Điều đó cho thấy ý nghĩa của tết vừa đón chào một năm mới với nhiều hoài bão và định hướng cho tương lai. Và đồng thời, tết cũng chính là dịp trở về với chính mình, với cội nguồn của dân tộc. Tết tuy không có định nghĩa cụ thể nhưng trong tâm trí của mỗi người Việt đều là sự sum họp gia đình, là một cuộc đại đoàn viên. Với ý nghĩa sâu sắc đó và sự đa dạng văn hóa của các cộng đồng, thiết nghĩ, chúng ta nhìn nhận Tết Nguyên đán là một trong những di sản văn hóa độc đáo, hàng đầu của dân tộc Việt, xứng đáng được thấu hiểu, bảo tồn, phát huy và lan tỏa những giá trị truyền thống và những mỹ tục đẹp, phù hợp với thời đại.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Pháo hoa rực sáng 3 miền đêm giao thừa Ất Tỵ: Năm mới, hy vọng mới

Khi những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc được lan tỏa của mỗi người dân Việt, thì nó sẽ trở thành nguồn lực nội sinh to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, giúp cho sự phát triển kinh tế có chiều sâu văn hóa. Do vậy, tết đã trở thành một mỹ tục của người Việt, nó không chỉ đơn thuần là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới hay đơn giản là sự chuyển mùa, mà hơn thế, tết mang ý nghĩa tâm linh và nguồn cội, khiến ta sống trong lễ thức tôn nghiêm cùng đạo đức cộng đồng.

Đầu năm xuất hành sao cho may mắn?- Ảnh 1.

Tết có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi người

ẢNH: THANH NAM

Thực tế cho thấy có những người mong đến tết. Nhưng lại có những người sợ tết, lo vì tết. Vì sao lại có sự mâu thuẫn này, thưa ông?

Xã hội hiện đại, đã có nhiều thay đổi, kể cả trong cách đón tết, cũng như những thực hành trong dịp tết. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ, những giá trị văn hóa không phải luôn tĩnh tại, mà cũng có thể "động" văn hóa nhất định bởi sự biến thiên của xã hội.

Ở bất cứ cộng đồng nào, dân tộc nào, cũng liên tục tìm ra những cái mới, cùng với nhiều yếu tố khác. Mặt khác, trong bối cảnh mới thời hiện đại, xuất hiện nếp nghĩ mới, trong chiều hướng đó cũng không ít người đã và đang tác động trái chiều đến tết cổ truyền. Không ít người nói: "tết giờ sao nhạt quá, không như tết xưa"…

Thậm chí có rất nhiều người sợ tết. Cảm giác sợ tết, thiết nghĩ cũng là một chỉ báo cho sự vận động, chuyển mình của đời sống xã hội, phát triển từ một không gian văn hóa nông thôn, làng xã sang không gian văn hóa đô thị, công nghiệp. Ở không gian văn hóa mới này, yếu tố kinh tế đang ngày càng là một góc tiếp cận, một cái nhìn có ý nghĩa chi phối trong các lựa chọn về giá trị, sự lựa chọn của các cá nhân mang tính rộng mở hơn và đang có một sự đảo chiều giữa mối quan hệ cộng đồng và cá nhân. Điều này, sẽ xuất hiện nhiều xu hướng khác trước, chứa đựng nhiều vấn đề xung đột.

Cùng với quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, khiến cho việc phát triển kinh tế, hàng hóa không phụ thuộc vào ngày tết của mỗi nước, từ đó tạo nên vô số áp lực từ những doanh nghiệp lớn, buộc phải gia tăng năng suất, làm việc nhiều hơn so với những ngày thường, dẫn đến việc tất bật, vội vã, "đua dealine", để kịp thời gian tết của dân tộc. Cũng với không ít người, tết còn là nỗi lo của cơm áo gạo tiền, tiêu xài tết sắm tết, quà biếu với vật giá khá cao, áp lực về tài chính đè nặng... Do đó, đối với một số ít trường hợp có cảm giác sợ tết. Và ngược lại, phần đông người khác, lại mong đến tết để được thụ hưởng thoải mái sau một thời gian lao động nhọc nhằn.

Đầu năm xuất hành sao cho may mắn?- Ảnh 2.

Có những ý kiến cho rằng nên bỏ phong tục lì xì dịp tết

ẢNH: THANH NAM

Trong những người sợ tết, lo vì tết đã chia sẻ họ áp lực với câu chuyện lì xì. Để rồi từ đó không ít ý kiến cho rằng nên bỏ phong tục lì xì. Quan điểm của ông về chuyện này như thế nào?

Những giá trị văn hóa không phải luôn tĩnh tại, mà cũng có thể "động" văn hóa nhất định bởi sự biến thiên của xã hội. Ở bất cứ cộng đồng nào, dân tộc nào, cũng liên tục tìm ra những cái mới, cùng với nhiều yếu tố khác, khiến cho phong tục tết nay xuất hiện những nét khác tết xưa.

Điều này, khiến cho phong tục tết nay xuất hiện những nét khác tết xưa, cảm giác không được thiêng liêng như trước. Thậm chí có rất nhiều phong tục bị biến tướng, xa rời với bản chất vốn có của phong tục đẹp. Ví như tục lì xì lấy lộc, tục hái lộc đầu năm... không ít trường hợp đã thể hiện lòng tham của con người trước thời đại vật chất, làm mất đi ý nghĩa biểu trưng văn hóa của phong tục.

Có lẽ chính vì vậy mà dẫn đến việc có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ phong tục lì xì, vì có sự biến tướng... Tuy nhiên, lì xì là một mỹ tục đẹp, với ý nghĩa là "lợi thị". Nghĩa là biểu thị cái lộc đầu năm mang ý nghĩa biểu trưng hoá. Bao lì xì màu đỏ, biểu thị cho sự may mắn, năng động... tạo không khí cho tết.

Đầu năm xuất hành sao cho may mắn?- Ảnh 3.

Thạc sĩ văn hóa học Nguyễn Hiếu Tín (Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng)

ẢNH: THANH NAM

Xuất hành đầu năm sao cho may mắn?

Người Việt có nhiều phong tục mang tính khởi đầu cho một năm mới thuận lợi, may mắn, như: xuất hành, khai bút. Những khái niệm ấy được hiểu như thế nào?

Người Việt truyền thống vốn sống bằng nghề nông nghiệp, gắn bó với mùa màng, hòa nhập với môi trường tự nhiên (trời và đất) thành một khối thống nhất "thiên – địa – nhân hợp nhất". Vì vậy, chỉ có cái Tết Cả, tết lớn nhất này trong năm mới thấy toàn thể cộng đồng cầu chúc nhau một cách toàn diện.

Với người nông dân, cầu mưa thuận gió hòa. Với văn nhân thi sĩ, cầu văn hay chữ tốt. Với thợ thủ công, cầu mở mang trăm nghề. Với nho sinh, cầu đỗ đạt, hiển vinh. Với thương nhân, cầu mua may bán đắt. Cùng với ước vọng đầu xuân, người Việt có nhiều phong tục mang tính khởi đầu cho một năm mới thuận lợi, may mắn, như xuất hành, khai bút…

Xuất hành là bước đi, khởi đầu đầu tiên trong năm, nên rất quan trọng đối với người xưa, thậm chí xuất hành phải xem ngày đoán giờ, hướng đi.

Tương tự, khai bút đầu năm, người xưa gọi là "minh niên khai bút", nghĩa là năm mới sẽ khởi đầu của trí tuệ, nên viết chữ nào, câu gì để gửi gắm thông điệp, ước vọng tốt đẹp, thuận lợi cho cả năm. Mỗi năm xuân chỉ đến có một lần, và trong một năm cũng chỉ xuất hành, khai bút một lần khi xuân tới, những lần xuất hành, cầm bút sau, không còn là xuất hành, khai bút nữa. Do đó, đối với tiền nhân, xuất hành, khai bút là thiêng liêng, phải thực hiện với tất cả sự trịnh trọng, tâm thành. Ngày nay, phong tục xuất hành hầu hết đối tượng nào cũng chú trọng, bởi lẽ liên quan đến việc đi lại, thăm viếng người thân. Đối với khai bút đầu năm thường liên quan đến nghề viết, văn nhân, thi sĩ, học sinh, chốn văn phòng...

Đầu năm xuất hành sao cho may mắn?- Ảnh 4.

Có những phụ nữ áp lực bởi công việc bếp núc vào những ngày tết

ẢNH: THANH NAM

Ông có hiến kế gì về thời gian, hướng đi chẳng hạn, để xuất hành, khai bút sao cho may mắn?

Về nguyên tắc chung, xuất hành đầu năm cần có một tâm trạng tốt, nếu xuất hành ở đền chùa, nên cầu phúc thay vì cầu tài lộc, nên nói lời ái ngữ, nên làm những việc tốt. Đặc biệt tâm thiện lành, thực hành tiết kiệm, không lãng phí. Hướng xuất hành cần phù hợp với gia chủ, chọn ngày giờ đẹp.

Quan niệm xưa cho rằng, ngày mùng 1 tết chính là thời điểm trời đất giao hòa, là ngày đầu tiên của năm mới nên được coi là đại cát. Khi xuất hành đầu năm, ngoài việc chọn hướng còn cần chọn đúng giờ tốt để cả năm được may mắn, nhiều tài lộc.

Căn cứ theo nhiều tài liệu, năm 2025 mùng 1 Tết năm Ất Tỵ 2025, Hướng Đông Nam là hướng Tài Thần, tốt cho tiền tài danh vọng,sự nghiệp. Hướng Đông Bắc là hướng Thần may mắn (Hỷ Thần), tốt cho tình duyên gia đạo. Đây được xem là hướng tốt đẹp nhất trong ngày.

Ngày mùng 2, hướng Hỷ thần là hướng Đông Bắc, Tài Thần là hướng chính Nam. Ngày mùng 3 tết, Hỷ thần là hướng Tây Bắc, Tài Thần là hướng Tây Nam.

Cảm ơn ông, chúc ông năm mới mạnh khoẻ và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Để người phụ nữ đỡ áp lực, gánh nặng vào những ngày tết…

Theo thạc sĩ văn hóa học Nguyễn Hiếu Tín, tết tuy là một sản phẩm của lịch sử, dù có nhiều phong tục, nhưng tết nay cũng mang lại nhiều nhược điểm của thời đại cũ, khó hòa nhập với thời hiện đại. Người Việt đang hướng đến một xã hội văn minh, công nghiệp, việc hưởng thụ trong dịp tết, cũng như những hoạt động đón tết, mừng xuân cũng cần tính toán sao cho đơn giản.

"Cũng cần suy nghĩ lại sao cho tết vẫn mang đầy đủ ý nghĩa tinh thần, đủ nghi thức cần thiết, song không câu nệ về hình thức và vật chất. Đặc biệt, cần tinh giảm những cuộc thụ hưởng quá chén, xem là cuộc chơi hết mình, mà ý nghĩa thật sự của ngày tết là ngày đầy kỷ niệm, nhắc nhở bổn phận và trách nhiệm của từng người đối với gia đình và xã hội. Được như vậy, có thể giúp cho người phụ nữ đỡ áp lực, gánh nặng vào những ngày tết. Với tinh thần như vậy, hy vọng tết sẽ ngày càng văn minh hơn nhưng vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa dân tộc", ông Tín nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.