Hãy nhớ, với thầy thuốc, làn da được xem như một “cửa ngõ” quan trọng khi chẩn đoán tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
“Giải mã” làn da
Ở phụ nữ bước qua tuổi 35, các bác sĩ nội tiết quan sát làn da là đã có thể chẩn đoán được phần nào bệnh lý của chị em. Vì sao vậy? Đó là do ở giai đoạn này, bề mặt da của phái đẹp được “ký gửi” rất nhiều dấu hiệu cảnh báo đến từ bên trong cơ thể.
Dấu hiệu đầu tiên phải kể đến là khô da. Da khô khốc về mùa đông, kém tươi ẩm về mùa hè, lại còn căng kéo gây cảm giác khó chịu. Kế đến là da trở nên mềm nhão, chảy xệ thay cho sự săn chắc, đàn hồi ngày nào... Soi gương thấy nếp nhăn cứ lén mọc ở khóe miệng, khóe mắt...
Chưa hết, có khi cơ thể còn “mạnh tay” hơn khi “ký gửi” những mảng nám màu nâu nằm chễm chệ ở những vị trí đắc địa như má, trán, cằm, môi, mũi… Rồi những vết tàn nhang li ti hay nhưng đốm đồi mồi cứ “thích” xuất hiện ở đâu thì tùy ý mọc...
Vấn đề cần bàn là ở chỗ, những dấu hiệu trên da thường bị “đổ lỗi” cho... làn da, trong khi da đang “cố giúp” ta hiểu rõ hơn về tình trạng bên trong cơ thể của mình.
Sắc tố của da luôn liên quan mật thiết với nhiều cơ quan khác bên trong cơ thể. Với phụ nữ trung niên hoặc ở độ tuổi sớm hơn một chút, những biểu hiện xấu đi của da thường là dấu hiệu suy yếu của trục thần kinh - nội tiết (cụ thể hơn là trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng). Đây chính là mấu chốt quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe làn da và cả sức khỏe toàn cơ thể của chị em.
Tác động của trục thần kinh - nội tiết lên làn da
Ba cơ quan chính yếu của trục thần kinh - nội tiết chính là não bộ, tuyến yên và buồng trứng. Dưới sự chỉ huy của não bộ - tuyến yên, buồng trứng có vai trò như một nhà máy sản xuất các nội tiết cần thiết cho cơ thể. Bộ ba này luôn có cơ chế điều hòa, kiểm soát và phản hồi một cách nhịp nhàng, đồng bộ để duy trì sức khỏe, sắc đẹp và chức năng sinh lý cho nữ giới.
Theo thời gian, ba cơ quan này dần bị suy thoái nên không còn phối hợp nhịp nhàng với nhau, khiến cho hệ thống nội tiết trong cơ thể gặp những trục trặc, rối loạn, tạo đà cho nhiều bệnh lý xuất hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người phụ nữ. Quá trình này vốn diễn ra âm thầm từ tuổi 25, nhưng chỉ thực sự có những biểu hiện rõ ràng sau tuổi 35. Đây chính là quy luật tự nhiên mà không phụ nữ nào tránh được.
Da là một trong những cơ quan phản ứng nhạy cảm nhất khi hệ thống nội tiết gặp rối loạn. Sự rối loạn này làm các tế bào da hấp thu dinh dưỡng và ô xy kém khiến da dần mỏng đi, dễ khô và nhăn. Lớp mỡ dưới da lúc này được “thả lỏng” nên “rủ nhau” dồn lại ở vùng bụng, mông, đùi..., khiến nhiều vùng da khác nhũn nhão đi vì thiếu mỡ. Da cũng mất tính đàn hồi do giảm dần số lượng các chất tạo keo. Các hắc tố cũng “bành trướng” trên da tạo nên những vết nám, sạm hay tàn nhang,...
Khi đó, để cải thiện làn da, những giải pháp về dinh dưỡng (ăn nhiều hoa quả, rau xanh...), về hành vi (không dùng mỹ phẩm làm trắng da - lột da, tránh nắng giờ cao điểm, có chế độ ngủ nghỉ - tập luyện hợp lý...) vẫn chưa đủ. Làn da cần được chăm sóc ngay từ bên trong bằng cách tiếp sức cho trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng. Một khi hệ thống nội tiết vận hành trơn tru trở lại, không những làn da mà còn nhiều cơ quan khác đang suy yếu do thiếu hụt nội tiết tố đều được hưởng lợi. Hiện nay, thảo dược thiên nhiên được xem là liệu pháp an toàn, dài lâu cho phái đẹp nhằm giúp não bộ - tuyến yên - buồng trứng duy trì hoạt động tốt trở lại.
Như vậy, hiểu rõ vì sao làn da “lên tiếng” chính là cách “yêu da xin chớ hại da”.
GS-TS Trần Thị Phương Mai
(Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế)
>> Chăm sóc da khi đi dã ngoại
>> Những sai lầm trong chăm sóc da
>> Chăm sóc da đúng cách
>> Chăm sóc da với bùn
>> Chăm sóc da mẫn cảm
Bình luận (0)