Trong chương trình, học sinh lần lượt tham gia các hoạt động như: Giới thiệu những nét cơ bản của hát bội qua nội dung lịch sử hát bội, hóa trang… Sau đó học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua các câu hỏi đố vui kiến thức
Đặc biệt, các nghệ sĩ của Nhà hát nghệ thuật Hát Bội trình diễn trích đoạn tác phẩm Lê Công kỳ án và hướng dẫn học sinh tập diễn một số động tác của bộ môn nghệ thuật này.
|
Tham gia chương trình sân khấu hóa, học sinh Nguyễn Ngọc Phương, lớp 11 Trường THPT Bùi Thị Xuân, cho biết: “Với học sinh chúng em, hát bội là một bộ môn nghệ thuật cổ xưa có phần xa lạ và khó tiếp thu. Tuy nhiên qua chương trình, em phần nào hiểu bộ môn nghệ thuật này từ kiến thức về trang phục, hóa trang, giọng hát, điệu bộ, động tác, cách sử dụng binh khí… Tất cả hòa quyện với nhau thành một tổng thể mang lại nhiều cảm xúc khi thưởng thức. Có thể hiện tại chúng em chưa thể phát triển loại hình nghệ thuật này nhưng qua đây chúng em có thể tham gia bảo tòn bằng cách tìm hiểu và chia sẻ đến mọi người”.
tin liên quan
Có thể mở ngành Trịnh Công Sơn học trong trường đại học không?
Ông Nguyễn Duy Tâm, Hiệu phó Trường THPT Bùi Thị Xuân, chia sẻ: “Hoạt động đưa nghệ thuật hát bội đến với học sinh hy vọng giúp các em hiểu và biết các loại hình nghệ thuật tồn tại trong văn hóa của dân tộc, đặc biệt những loại hình nghệ thuật mà giới trẻ hiện nay ít quan tâm để các em có ý thức cùng gìn giữ và bảo tồn bằng khả năng của mình. Trước đây, nhà trường đã tổ chức chương trình sân khấu hóa hóa bộ môn đờn ca tài tử. Bên cạnh hoạt động về lĩnh vực nghệ thuật thì nhà trường còn tổ chức cho học sinh trải nghiệm lần lượt các nội dung như: Một ngày ở siêu thị, Sinh hoạt cùng học sinh khiếm thị, Vào bếp…
Bình luận (0)