Đây là lý do mà game 4 nút được các game thủ chuyên nghiệp thế giới ưa chuộng

23/10/2020 07:00 GMT+7

Ai cũng biết game 4 nút là game chơi trên hệ máy tay cầm và cái tay cầm đó có 4 nút mỗi bên. Thật ra lịch sử của dòng game và dòng máy này còn kinh khủng hơn nếu không muốn nói là huyền thoại, một bước đột phá lịch sử trong ngành công nghiệp game.

Khi nhắc tới game 4 nút người ta nghĩ ngay đến những game cũ, lỗi thời, hình ảnh không đẹp chỉ còn là trong ký ức của thế hệ 8x, 9x đời đầu như Contra, Tetris, Mario…. Nhưng có một sự thật bất ngờ là nếu bạn chơi tốt các game 4 nút huyền thoại thì các bạn sẽ có khả năng xử lý cực bá đạo.

Ai cũng biết Game 4 nút là game chơi trên hệ máy tay cầm và cái tay cầm đó có 4 nút mỗi bên. Thật ra lịch sử của dòng game và dòng máy này còn kinh khủng hơn nếu không muốn nói là huyền thoại, một bước đột phá lịch sử trong ngành công nghiệp game ví như bước chân đầu tiên của loài người trên mặt trăng.
Ngày nay, mọi người biết nhiều đến các game 4 nút với tên NES hoặc FAMI, vì sao có hai tên này và khác nhau như thế nào? Về cơ bản, thì các tính năng, hình ảnh của cùng 1 game (lấy ví dụ ở đây là Contra) ở 2 hệ NES và FAMI đều giống nhau, điểm khác nhau đặc trưng nhất là ngôn ngữ, FAMI là viết tắt cho chữ Family Computer do Nhật sản xuất nên thường các game FAMI thường có tiếng Nhật, còn NES là tên viết tắt của Nintendo Entertainment System được sản xuất tại Bắc Mỹ nên các game NES thường có tiếng Anh và trong những ngày đầu du nhập vào Việt Nam thì chủ yếu là các game NES, các ROM (dùng để chơi game 4 nút giả lập trên máy tính) trên mạng cũng thường ghi rõ là bản JP (tiếng Nhật) hoặc US, EU (Tiếng Anh).
Hãy cùng quay ngược thời gian trở lại những năm 80, 90 của thế kỷ trước, một game 4 nút chỉ có dung lượng vài chục MB tối đa là ~150 MB được gói ghém trong một bảng mạch nhỏ xinh nên hình ảnh rất đơn giản, được mọi người gọi thân thương bằng cái tên hình ảnh 8-bit. Vậy nên, để thu hút người chơi tiếp tục bỏ hàng giờ liền ra chơi game thì nhà phát triển phải đầu tư vào nội dung game cũng như độ khó tăng dần để người chơi có thêm động lực thử thách bản thân.
Và nếu bạn có một tuổi thơ đã kinh qua các game 4 nút thì sẽ biết rõ độ khó nhất của tất cả các game 4 nút so với các game hiện giờ chính là: không có nút chơi lại và tiếp tục, bạn chỉ có vài “mạng” để hoàn thành một trò chơi ngày càng khó và có thể mất đến 1 giờ đồng hồ tập trung cao độ để hoàn thành. Chưa kể đến các combo: dép lào, chổi…của phụ huynh nếu bạn chơi quá lâu, quả là một áp lực khủng khiếp dành cho các game thủ thời ấy.
Nếu bạn đã trải qua một tuổi thơ cùng game 4 nút: chỉ có vài mạng để chơi, không thể “save” ngưng lại giữa chừng, cấp độ game càng ngày càng khó, áp lực phải hoàn thành game sớm để về nhà báo cáo phụ huynh thì chúc mừng bạn đã có một tuổi thơ thật đẹp và chắc chắn bạn là một game thủ với “tay to”.
 Ngày nay, các game thủ chuyên nghiệp thế giới vẫn dùng các mini game tương tự như các game 4 nút để luyện tập phản xạ, kỹ năng của mình.

Faker – Game thủ nổi tiếng của game LMHT (ảnh chụp màn hình video của nhân vật)

Ngoài ra, game 4 nút vẫn chứa đựng rất nhiều bí mật bên trong mình chờ khám phá, có thể kể đến “trứng Phục Sinh” được để lại ở những nơi bí mật trong game mà người chơi phải dày công tìm kiếm mới có thể tìm ra. Đây là các đoạn code ẩn của nhà phát triển để lại cho người chơi: có thể là tên của đội ngũ phát triển, 1 tấm ảnh gia đình… đến ngày nay vẫn đang có rất nhiều game thủ tìm kiếm các trứng phục sinh đó như là một phần thưởng cho niềm đam mê bất tận của họ dành cho game.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.