“Trong 25 năm qua (1991 - 2015), ĐBSCL đã sụt lún trung bình 18 cm do khai thác nước ngầm. Có những nơi sụt lún 2,5 cm/năm, cao hơn gần 10 lần so với tốc độ nước biển dâng”.
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong báo cáo vừa công bố “Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm lên sụt lún đất ở ĐBSCL”, do Trường đại học Utrecht (Hà Lan) phối hợp với các chuyên gia VN thực hiện. Ở ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh ven biển như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... mỗi ngày có hàng trăm ngàn mét khối nước được rút lên từ lòng đất.
tin liên quan
Xác định nguyên nhân sạt lở tại Nhà Bè, TP.HCMNgày 1.6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa cùng các đơn vị chức năng
tiến hành thị sát khu vực sạt lở đất tại hẻm 1740 Lê Văn Lương (ấp 4,
xã Nhơn Đức, H.Nhà Bè).
Nước mặt ô nhiễm
TP.Sóc Trăng, đô thị lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng có 2 nguồn cung cấp nước ngọt là sông Maspero và kênh 30.4 nhưng cả 2 nguồn nước này không thể xử lý để phục vụ cho sinh hoạt vì ô nhiễm hỗn hợp. Cụ thể, đầu nguồn sông Maspero là TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) chưa có công trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp tập trung nên toàn bộ được xả xuống sông. Trên đoạn đường hơn 30 km về tới TP.Sóc Trăng, con sông còn nhận thêm nhiều loại chất thải từ chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh, ruộng, vườn…
Ông Nguyễn Văn Hiền, ngụ ấp Ba Rinh (Đại Hải, H.Kế Sách, Sóc Trăng), nói: “Hồi trước nước sông còn sạch, người dân có thể sử dụng. Từ khoảng chục năm nay, người dân chỉ sử dụng nước máy kết hợp nước giếng khoan”. Ông Sáu Hoàng ngụ cùng ấp Ba Rinh nhưng ở phía bên kia sông cho biết, đã sử dụng nước giếng gần 20 năm. Giếng được khoan ở độ sâu khoảng 100 m, phải sử dụng máy bơm thì nước mới lên nổi.
Nước máy mà người dân TP.Sóc Trăng sử dụng là nước giếng khoan. Công ty TNHH MTV cấp nước Sóc Trăng đang quản lý và khai thác 57 giếng khoan cung cấp nước sạch cho hơn 76.600 hộ dân. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh phụ trách cung cấp nước sạch cho 83.015 hộ dân vùng nông thôn. Tổng công suất nước ngầm của 2 đơn vị trên lên đến 94.000 m3/ngày đêm.
Nước ngầm cạn kiệt
Từ TP.Sóc Trăng xuôi về hướng biển, tình trạng khai thác nước ngầm càng phổ biến. TX.Vĩnh Châu là địa phương đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nước ngầm khi tình trạng khai thác nước ngầm để sản xuất nông nghiệp rất phổ biến.
tin liên quan
Người dân ở nơi nứt đường lo sạt lở: 'Không dám ngủ vì sợ chạy không kịp''Đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân là trên hết, khẩn trương khắc phục sạt lở, sớm đưa bà con bị ảnh hưởng ổn định cuộc sống trở lại', ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói khi đi khảo sát chỗ đường đứt quãng tại/
Ông Trần Chín Xe ở P.2 (TX.Vĩnh Châu) cho biết, gia đình ông sử dụng nước máy để sinh hoạt hằng ngày, còn 3 công rẫy trồng hành phải sử dụng nước cây (giếng khoan). Giếng được khoan từ hơn 20 năm trước, ở độ sâu hơn 100 m.
Gần đây có chỗ phải khoan sâu đến 130 - 140 m mới có nước. Còn ông Ong Tỉ, ở ấp Âu Thọ B (TX.Vĩnh Châu) kể, hơn 15 năm trước, ông đóng một cây nước ở độ sâu 105 m, xài được 5 - 6 năm thì cạn, phải khoan cây khác sâu đến 140 m. Cây nước này cũng gần cạn, từ 4 - 5 năm nay phải chứa sẵn nước bơm mồi thì nước mới lên được.
Theo thống kê của Phòng TN-MT TX.Vĩnh Châu, toàn thị xã có trên 25.000 giếng khoan. “Người dân khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp là khá lớn, đã làm nguồn nước ngầm ở thị xã ngày càng bị thiếu hụt và cạn kiệt”, báo cáo viết.
Khai thác vượt ngưỡng an toàn
Ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng đánh giá tình trạng khai thác nước ngầm đã ở mức báo động. Năm 2016, có tình trạng sử dụng nước ngầm để nuôi thủy sản nước ngọt trong vùng mặn, cứu lúa và vườn cây ăn trái trong mùa hạn. Đặc biệt tại vùng tứ giác TP.Sóc Trăng, H.Mỹ Xuyên, TX.Vĩnh Châu và H.Trần Đề, việc khai thác nước ngầm đã vượt ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của Bộ TN-MT.
Ở cạnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu cũng đang đối mặt với những vấn đề tương tự.
Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 130.000 giếng khoan nhỏ phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt; 2 nhà máy cấp nước đô thị với 11 giếng khoan công nghiệp; 96 trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn gồm 110 giếng công nghiệp; khoảng 150 doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở kinh doanh khai thác nước ngầm. Tổng lưu lượng khai thác nước ngầm toàn tỉnh khoảng 400.000 m3/ngày đêm.
Hiện nay tầng chứa nước Pleistocen (giữa - trên) quân bình mỗi năm tụt giảm 0,5 m. “Có thể nói đây là một nguy cơ đáng báo động về tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm ở địa phương”, theo báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Bạc Liêu.
TS Lê Xuân Thuyên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) cảnh báo: Khai thác nước ngầm là nhu cầu thực tế cần thiết, nhưng nước ngầm là tài nguyên rất chậm phục hồi và không phải là vô hạn. Đơn cử hiện nay, nước sông không phải lúc nào cũng có đủ dùng. Điều này càng nghiêm trọng khi nước biển càng lấn sâu vào nội địa hay có thể mùa khô hạn kéo dài hơn. Vậy nên phải khai thác sao để còn cho mình và con cháu dùng lâu dài.
Bình luận (0)