Một nghiên cứu đa quốc gia của Liên Hiệp Quốc về cách ứng phó của hệ thống tư pháp hình sự đối với bạo lực tình dục năm 2017 chỉ ra nhiều nguyên do khiến nạn nhân bỏ cuộc trên đường tìm công lý...
Thế nên việc TP.HCM mới đây công khai thí điểm mô hình một cửa đầu tiên cả nước để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là điều rất đáng hoan nghênh và cần được nhân rộng. Đây là mô hình một cửa đầu tiên được thí điểm trên cả nước, vận hành theo quy chuẩn của các nước trên thế giới. Qua đó thực hiện mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới: Đến năm 2030 có 100% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với “bạo lực trên cơ sở giới”.
Một góc phòng tham vấn, hỗ trợ bệnh nhân bị bạo lực, xâm hại tình dục tại mô hình một cửa ở Bệnh viện Hùng Vương (Q.5, TP.HCM) |
LÊ HUỲNH |
Trước đó, các cơ sở y tế là nơi đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân (BN) và thông qua khám và điều trị, phát hiện được BN bị bạo lực, xâm hại tình dục. Tuy nhiên, quy trình hỗ trợ mất nhiều thời gian và không đồng bộ bởi các ngành chỉ tham gia hỗ trợ khi bệnh viện yêu cầu nên nạn nhân thường bỏ cuộc.
Trên thế giới, các mô hình một cửa là nơi quy tụ chuyên gia về y tế, pháp luật, pháp lý… cùng làm việc tại một địa điểm nhằm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân; đồng thời tiến hành thu thập, xử lý các bằng chứng có liên quan đến vụ việc.
Do vậy, việc “chuẩn hóa” nơi cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân trước hết phải rạch ròi trong việc phân công, phân nhiệm cho các cơ quan, nhằm hướng đến mục đích: BN đến dịch vụ phù hợp hoặc được hỗ trợ, can thiệp nếu họ không có khả năng tự bảo vệ mình.
Bình luận (0)