>> Chưa chốt thời điểm trình Quốc hội luật Biểu tình
>> Đề xuất cuối năm 2014 trình Quốc hội luật Biểu tình
>> Sớm ban hành luật Tiếp công dân, luật Biểu tình
>> Đưa luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật
>> Xây dựng luật Biểu tình để đảm bảo quyền tự do, dân chủ
|
Tại phiên thảo luận tổ, nhiều ĐBQH đã bày tỏ sự băn khoăn khi chương trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội đã bỏ ra nhiều dự án luật “sát sườn” với thực tế xã hội.
Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, chương trình năm 2014 đã xác định sẽ ưu tiên đưa vào bàn bạc các dự án luật có liên quan đến quy định của Hiến pháp như luật Biểu tình và luật Trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, Ủy ban TVQH sau đó đã đề nghị bỏ các dự án luật này ra để lùi trong các kỳ họp sau.
“Về dự án luật Biểu tình năm ngoái Thủ tướng và một số đại biểu đã đề xuất. Tôi cũng đã trao đổi với nhiều người trong ngành công an thì họ nói mong có luật Biểu tình để phục vụ công tác quản lý và trả được món nợ cho nhân dân mà Hiến pháp giao cho”, ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, với quy định hiện nay theo Nghị định 38 về tụ tập đông người là không phù hợp.
Với các quy định tại Nghị định này dễ đánh đồng việc tụ tập của người dân bức xúc vì mất đất đai do chính quyền làm sai với chuyện tụ tập gây rối mất trật tự. Do đó ông Nghĩa đề nghị nên đưa dự án luật Biểu tình và luật Trưng cầu dân ý vào chương trình năm 2014.
“Nếu QH có nhiều việc không đủ thời gian hay kinh phí thì cá nhân tôi với tư cách là đại biểu quốc hội, thành viên Hội luật gia VN sẽ đứng ra vận động các chuyên gia luật bỏ công sức ra xây dựng dự thảo luật Biểu tình đúng Hiến pháp, đúng quy định pháp luật VN để tiết kiệm ngân sách Nhà nước và kịp tiến độ làm luật. Bản thân tôi coi đây như là sáng kiến lập pháp mà tôi là người xung phong”, ông Nghĩa nói.
Thái Sơn - Tuyết Mai
Bình luận