Rất khó để phân biệt giữa ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột, bởi vì cùng loại vi khuẩn hoặc vi rút có thể sống trên thực phẩm, trên người, do đó gây ra các triệu chứng tương tự, theo bác sĩ Ketan Shah, bác sĩ chuyên khoa dạ dày-ruột tại Trung tâm Y tế Saddleback Memorial ở Laguna Hills (Mỹ).
Trong khi đó, theo tiến sĩ Bhavesh Shah, Giám đốc Khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Long Beach Memorial, một số bệnh do thực phẩm gây ra có thể rất nghiêm trọng và đôi khi đe dọa đến mạng sống nếu không biết hoặc không được điều trị.
Theo womansday, triệu chứng sẽ là cách giúp bạn tìm thấy sự giống nhau và khác biệt giữa những bệnh này. Bác sĩ Ketan Shah nói, ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột bao gồm hầu hết các triệu chứng chuột rút bụng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, giảm ăn, tiêu chảy, đau cơ, khớp, nhức đầu và nôn. Chìa khóa để phân biệt giữa 2 tình trạng bệnh này là thời gian kéo dài triệu chứng.
tin liên quan
Những thực phẩm giúp giảm axit trong dạ dàyAxit nhiều trong dạ dày rất khó chịu và tạo ra cảm giác nóng rát ở
dạ dày. Nhiều axit có thể gây hại niêm mạc dạ dày và thực quản.
"Các triệu chứng từ ngộ độc thực phẩm thường phát triển vài giờ sau khi tiếp xúc với thức ăn bị ô nhiễm, trong khi các triệu chứng của viêm dạ dày ruột thường phát triển trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virut ", Ketan Shah nói. Vì vậy, nếu triệu chứng của bệnh diễn ra sau vài giờ ăn thì có thể là do ngộ độc thức ăn.
Toyia James-Stevenson, bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột của Đại học Indiana, nói: "Viêm dạ dày ruột hoặc nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng có thể kéo dài trung bình một tuần”.
Tiến sĩ Bhavesh Shah cho biết: "Việc giữ nước và giữ các chất điện phân trong giới hạn bình thường là phương pháp điều trị được khuyến cáo cho cả hai loại bệnh này. Tránh các đồ uống và nước trái cây có đường vốn có thể làm đau dạ dày nhiều hơn và trầm trọng hơn. Hầu hết các bệnh nhân nên ăn uống nhẹ, ít đồ béo (như chuối, gạo, táo và bánh mì nướng) sẽ tốt hơn trong thời gian ốm.
tin liên quan
Hôm trước nhậu, hôm sau cấp cứu viêm tụy cấpTại khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), các ca bệnh liên quan đến rượu bia chiếm khoảng 50%, chủ yếu là viêm tụy cấp, tiếp theo là viêm gan và viêm dạ dày.
Ketan Shah khuyên nếu bệnh nhân gặp các dấu hiệu mất nước, phân có máu, đau bụng trầm trọng, hoặc giảm cân thì nên đến bệnh viện để được điều trị.
Đối với bệnh viêm dạ dày ruột, bác sĩ cũng có thể kê toa các thuốc chống nôn hoặc chống buồn nôn nếu bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng trong việc giữ thức ăn, hoặc thậm chí có thể cần truyền dịch tĩnh mạch nếu bị mất nước nghiêm trọng. Kháng sinh ít khi được dùng cho bệnh dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm.
Bình luận (0)