Dự kiến thời gian áp dụng Nghị quyết 42 kéo dài đến ngày 15.8.2025. Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.8.2022. Vì vậy, để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực thi hành và khi chưa ban hành được Luật, Ngân hàng Nhà nước đề xuất Chính phủ và Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 trong giai đoạn 2022-2025.
Dự kiến kéo dài nghị quyết 42 đến 15.8.2022 |
ngọc thắng |
Theo Ngân hàng Nhà nước, trước khi có Nghị quyết số 42, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo (TSBĐ) và khách hàng trả nợ còn chưa cao. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu nội bảng thông qua hình thức khách hàng trả nợ tăng cao, từ 15.8.2017 đến 31.12.2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 148.000 tỉ đồng (chiếm 38,93% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý), cao hơn nhiều so với tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả trung bình năm từ 2012-2017 nợ/tổng nợ xấu là khoảng 22,8%).
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý đạt trung bình khoảng 5.670 tỉ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.150 tỉ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012 – 2017, hệ thống các TCTD xử lý được khoảng 3.520 tỉ đồng/tháng).
Theo bảng tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến các bộ, ngành cũng như ngân hàng thương mại về việc lấy ý kiến đối với hồ sơ đề nghị gia hạn Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42, các đơn vị gần như tiếp thu, thống nhất với dự thảo.
Bình luận (0)