Tại hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học chiều 15.2, ông Võ Tiến Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội, cho biết khảo sát hiện trạng cho thấy, hồ Gươm đã mất khả năng tự làm sạch, nước bị ô nhiễm, cá và động vật trong hồ không được bảo vệ.
Chất lượng nước suy giảm, độ pH cao ở mức 9,05 - 9,46, lớp bùn lắng đọng dày từ 0,47 - 1,06 m.
Theo ông Hùng, không có biện pháp nào đảm bảo cả 2 mục tiêu nạo vét và bảo tồn đa dạng sinh học. Sau khi nạo vét, nước hồ sẽ trong, hết mùi, nhưng đặc trưng màu xanh lục, tảo đặc hữu vốn có của hồ Gươm sẽ không còn.
tin liên quan
Vườn hoa Hồ Gươm bị người chụp ảnh dẫm nát không thương tiếcBất chấp các vườn hoa Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được chăm sóc cầu kỳ, nhiều chị em phụ nữ nhảy vào giữa vườn để chụp ảnh, khiến nhiều luống hoa bị dẫm nát không thương tiếc.
Tại hội thảo, đồng tình với việc cần nạo vét hồ Gươm, nhưng các nhà khoa học lưu ý, phải thận trọng trong khảo sát, đánh giá tác động môi trường. Một trong những vấn đề mấu chốt sau khi nạo vét hồ là việc nghiên cứu nguồn nước bổ sung cho hồ để giữ lại màu xanh đặc trưng, không thay đổi môi trường sinh thái của hồ.
Nguồn nước bổ sung cần được tính toán kỹ, đưa ra nhiều giải pháp để cân nhắc lựa chọn như nước sạch (Công ty nước sạch Hà Nội đang cung cấp bổ sung cho hồ Gươm), nước giếng khoan, nước sông Hồng, nước mưa trữ lại, hay bổ sung nước mặt các hồ khác như hồ Thiền Quang sau khi đã xử lý…
Công ty thoát nước Hà Nội cho biết sẽ đánh giá lại hiện trạng toàn bộ hệ sinh thái, hệ thủy sinh ở hồ Gươm để đưa ra phương án hợp lý nhất.
Bình luận (0)