Buổi hội thảo do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hôm nay, 11.9. Thượng tá Hà chỉ ra rằng hiện nay Giám đốc công an tỉnh, TP có thẩm quyền xử phạt như một đơn vị trực thuộc các cục nghiệp vụ, tuy nhiên khi có vụ việc vượt thẩm quyền phải trình cho chủ tịch UBND TP hoặc Cục nghiệp vụ để ra quyết định.
“Điều đáng nói là hiện nay các cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Chủ tịch UBND TP đều từ chối ra quyết định xử phạt VPHC khi Công an TP chuyển hồ sơ. UBND TP thì đề nghị Công an TP trình cục chuyên ngành vì vướng quy định khi xảy ra vụ kiện thì Công an TP không được cử tham gia giải quyết trong khi đó sở ngành khác không chủ động được hồ sơ, không có chuyên môn. Còn Các cục nghiệp vụ thì đề nghị trình UBND, dẫn đến tình trạng đáng lo ngại là một số hành vi VPHC có mức xử phạt cao không bị xử lý”, thượng tá Hà nói.
Thượng tá Hà cho rằng, khi đối chiếu theo thẩm quyền quy định trong luật Xử lý VPHC đối với lực lượng Bộ đội biên phòng được quy định tại Điều 40 của luật thì Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng, trong khi Giám đốc Công an cấp tỉnh chỉ được xử phạt 50% mức tối đa.
Quy trình và năng lực thẩm quyền ra quyết định xử phạt VPHC của Giám đốc Công an tỉnh và cục nghiệp vụ cơ bản giống nhau, cùng do Phòng nghiệp vụ thẩm định hoặc trực tiếp xử lý, trình. Riêng Công an tỉnh, TP còn phải qua bộ phận pháp chế hoặc văn phòng thẩm định hồ sơ xử phạt VPHC.
“Vậy nếu điều chỉnh Giám đốc Công an tỉnh được phạt tiền mức phạt tối đa của khung hình phạt thì không hề có bất cập. Vì vậy chúng tôi kiến nghị gộp chung khoản 5, khoản 6 tại Điều 39 thành một chế định, tăng thẩm quyền phạt tiền của Giám đốc công an tỉnh trong xử phạt VPHC”, ông Hà nói.
Ngoài ra, tại Hội thảo, nhiều đại biểu đã góp ý về thẩm quyền xử phạt VPHC trong luật. Đại điện Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM kiến nghị bổ sung chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC là Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập và Giám đốc BHXH cấp tỉnh.
Còn đại diện TAND TP.HCM kiến nghị quy định bổ sung thêm những hành vi bị xử phạt VPHC về cản trở hoạt động tố tụng dân sự, hình sự và hành chính như không chấp hành theo giấy triệu tập của tòa án, gây mất trật tự của đương sự... và có khung phạt tiền cụ thể đối với những hành vi này.
Bình luận (0)