Thí sinh thi đợt 1 và 2 có cơ hội xét tuyển ngang nhau
Sáng 30.6, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, đã trao đổi với báo chí về việc vụ đã đề xuất, tham mưu với lãnh đạo Bộ về phương án xét tuyển ĐH trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT phải tổ chức thành 2 đợt.
Tuy nhiên, đây không phải là năm đầu chúng ta phải tổ chức thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp. Năm ngoái, Bộ GD-ĐT đã tổ chức thành công 2 đợt thi và sau đó là xét tuyển ĐH (sử dụng kết quả thi THPT) trong một đợt thống nhất.
“Theo số liệu chúng tôi có được, chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 55%, chỉ tiêu xét tuyển bằng các hình thức khác chiếm khoảng 45%”, bà Thủy cho biết và chia sẻ thêm: “Với kinh nghiệm tổ chức xét tuyển trong mùa dịch, cộng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục đa dạng hóa và kết hợp các phương thức xét tuyển nên đã giúp giảm bớt nhiều áp lực và khó khăn trong công tác tuyển sinh năm nay.
Sẽ có hướng dẫn tiếp nếu 2 đợt thi quá xa nhauTheo bà Thủy, trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn khiến cho khoảng cách giữa 2 đợt thi THPT quá xa, Bộ GD-ĐT sẽ có các chỉ đạo và hướng dẫn tiếp theo trong công tác tuyển sinh. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền lợi của TS, an toàn phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh ĐH.
“Quan điểm của Bộ GD-ĐT là nhất quán trong chủ trương xét tuyển chung, đảm bảo công bằng quyền lợi cho TS trong cả
2 đợt thi”, bà Thủy nói.
|
Bà Thủy nói: “Các trường sử dụng kết quả thi sẽ tổ chức xét tuyển sau 2 đợt kỳ thi tốt nghiệp THPT đã hoàn thành. Như vậy, các em thi đợt 1 và 2 có cơ hội xét tuyển ngang nhau, đảm bảo quyền lợi và sự công bằng đối với thí sinh (TS). Trong trường hợp này, các cơ sở đào tạo cũng không cần tính toán các phương án để dành lại chỉ tiêu xét tuyển đợt 2, cũng giống như đã thực hiện năm 2020”.
Nên cố gắng duy trì thực hiện lịch tuyển sinh đã định
PGS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng dự kiến này cho thấy năm nay Vụ Giáo dục ĐH chủ động hơn năm ngoái, đồng thời thể hiện tính linh hoạt cao.
Ý kiếnXét chung 1 đợt, thí sinh dự thi đợt 2 an tâm hơnĐề xuất của Vụ Giáo dục ĐH về việc xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT trong một lần sau hai đợt thi là hợp lý trong bối cảnh này. Đặc biệt là năm nay số TS phải dự thi đợt 2 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể nhiều hơn năm ngoái. Khi đó, TS dự thi đợt 1 và đợt 2 có cơ hội xét tuyển ngang nhau, đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho TS.
Trong khi đó, thực tế tuyển sinh năm ngoái cho thấy dù việc xét tuyển diễn ra sau đợt thi thứ 2 cũng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch đào tạo các trường. Các trường sẽ có cách để giải quyết bài toán học kỳ trong năm học theo tiến độ bằng cách sắp xếp sinh viên các khóa học trong khoảng thời gian ưu tiên khác nhau.
Quan trọng nhất, việc xét tuyển chung đợt cho TS thi 2 đợt còn giúp TS dự thi đợt này an tâm hơn về cơ hội xét tuyển của mình. Thạc sĩ Lê Phan Quốc
(Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Vấn đề là khi nào thi đợt 2 ?Vấn đề các trường ĐH quan tâm hiện nay là khi nào sẽ tổ chức đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT, xa hay gần so với đợt 1? Nếu thời gian đợt 2 không quá xa so với đợt 1 thì việc chờ đợt để xét chung TS dự thi cả 2 đợt vừa thuận lợi cho các trường, vừa tạo sự bình đẳng cho TS. Nhưng nếu đợt 2 quá xa so với đợt 1 thì các trường có thể sẽ bị vỡ kế hoạch năm học. Do vậy, trong trường hợp này Vụ Giáo dục ĐH nên theo phương án như năm ngoái là xét đợt 1 và dành chỉ tiêu tương ứng với tỷ lệ TS dự thi đợt sau. Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang
(Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ)
Hà Ánh (ghi)
|
Cũng theo ông Triệu, nếu cả 2 đợt thi đều tổ chức được vào tháng 7, thậm chí sang đến đầu tháng 8, thì việc đợi gộp kết quả cả 2 đợt thi rồi mới bắt đầu xét tuyển, cũng sẽ không ảnh hưởng tới lịch xét tuyển mà Bộ GD-ĐT đã quy định. Chắc chắn đợt 2 sẽ không có nhiều TS nên việc chấm thi, lên điểm sẽ được làm nhanh. Trong khi theo lịch hiện tại, cuối tháng 8 mới xét tuyển đợt 1. Nếu theo phương án này thì công bằng cho TS. Tuy nhiên, nếu 2 đợt thi quá xa nhau, Bộ GD-ĐT cũng nên điều chỉnh phương án, đừng để các trường phải chờ đợi quá lâu.
“Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm nay tuyển 6.000 chỉ tiêu, tuy dành 50% cho phương án kết hợp nhưng về bản chất vẫn cứ phải đợi có kết quả thi tốt nghiệp THPT mới xét tuyển được. Nhưng nếu 2 đợt không cách nhau xa quá, độ trễ trong phạm vi cho phép thì gộp kết quả 2 đợt thi mới xét là tốt nhất”, PGS Triệu nói.
PGS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nêu ý kiến: “Nếu đợt 2 có kết quả thi kịp đúng lịch xét tuyển đã công bố (cuối tháng 8) thì không vấn đề gì nếu đợi để toàn bộ TS được xét tuyển đồng thời một lần. Nếu đợt 2 thi muộn hơn đợt 1 nhiều tuần thì nên xét tuyển thành 2 đợt như năm ngoái. Không nên để trên 90% TS phải chờ đợi, nhập học muộn”.
Bình luận (0)