Theo Hội Thiên văn Hà Nội, mưa sao băng Perseids (còn có tên gọi khác là Anh Tiêm). Perseids có nguồn gốc từ sao chổi 109P/Swift-Tuttle, khi trái đất đi qua những mảnh vỡ còn sót lại của nó vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm.
Đây là một trong những sự kiện thiên văn nổi bật và được săn đón bởi có nhiều sao băng sáng, và là một trong những mưa sao băng hoạt động mạnh nhất.
Tốc độ trung bình của 1 sao băng khoảng 58 km/s. Sao băng nhỏ nhất bốc hơi và để lại những vệt sáng, sao băng lớn hơn có thể phát nổ thành những quả cầu lửa (fireball).
Theo ông Vũ Thế Hoàng, Chủ tịch Hội Thiên văn Hà Nội, mưa sao băng Perseids xảy ra vào kỳ nghỉ hè ở hầu hết các quốc gia ở bán cầu Bắc có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường.
Năm nay, mưa sao băng diễn ra từ 16.7-23.8, với tần suất sao băng tăng dần mỗi đêm đến cực đại vào giữa tháng 8 rồi giảm dần. Trận cực đại diễn ra vào đêm 12 và rạng sáng 13.8.
“Tại Việt Nam, qua quan sát hình ảnh mây vệ tinh và dự báo thời tiết, khu vực các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng là những nơi lý tưởng nhất để quan sát mưa sao băng. Khu vực Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ trời nhiều mây, sau 12 giờ đêm mới nhìn thấy sao băng; còn khu vực Nam bộ có mưa rào và giông nên không thể xem được mưa sao băng”, ông Hoàng cho biết.
Với những khu vực xem được mưa sao băng, ông Hoàng lưu ý để đảm bảo an toàn trong mùa dịch Covid-19, tránh tập trung đông người, các sao băng có thể xuất hiện bất cứ đâu trên bầu trời, do đó có thể tự quan sát ở nhà.
Thời điểm tốt nhất để quan sát là vào ban đêm, khi bầu trời thực sự tối và khi mục tiêu quan sát lên thiên đỉnh. Đối với mưa sao băng, thường sẽ là vào nửa đêm và một vài giờ trước bình minh (12 giờ đêm đến 5 giờ 30 sáng)
“Nếu không thể đi đâu, chúng ta nên chọn hướng ngược lại với đèn đường để quan sát. Hãy để mắt tích nghi với bóng tối ít nhất 15 phút, không nên nhìn vào màn hình điện thoại sẽ giúp người xem quan sát các sao băng mờ hơn”, ông Vũ Thế Hoàng lưu ý.
Bình luận (0)