Trong đó, bậc mầm non, bậc THCS cần khoảng 5.000 phòng, bậc tiểu học cần khoảng 5.000 phòng và THPT cần gần 900 phòng.
tin liên quan
Giảm học phí với học sinh mầm non và THCS
Trong khi đó, có 410 dự án đã được duyệt chủ trương xây dựng, dự kiến đến năm 2020 có gần 7.800 phòng học được đưa vào sử dụng, giải quyết 100% nhu cầu về phòng học cho bậc THCS và THPT, 50% số phòng học cho bậc tiểu học và mầm non. Như vậy, đến thời điểm 2020, thành phố còn thiếu khoảng 3.000 phòng, trong đó tập trung chủ yếu vào bậc tiểu học.
Ông Nguyễn Thành Trung, Phó chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận nhu cầu phòng học còn thiếu lại tập trung nhiều ở một số quận, huyện có sĩ số học sinh/lớp cao. Theo dự báo quy mô phòng học các quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và huyện Hóc Môn có nhu cầu phòng học ở bậc tiểu học là rất lớn.
Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do quỹ đất giáo dục thực hiện theo quy hoạch còn thấp do quy hoạch mạng lưới trường học đã phê duyệt tại địa bàn 24 quận, huyện không khả thi. Trong đó, quỹ đất dành cho giáo dục tiểu học chỉ đạt 34,99% so với chỉ tiêu đất giáo dục tiểu học được phê duyệt (255,09 ha/729,05 ha). Cụ thể, tại các quận 2, quận 9, huyện Bình Chánh, chỉ tiêu đất giáo dục thực hiện chỉ đạt khoảng 20% so với chỉ tiêu được phê duyệt.
Cũng trong ngày hôm nay, Sở đã xây dựng kế hoạch kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng học, phòng bộ môn... nhằm đảm bảo hoạt động dạy và học của các trường bắt đầu từ ngày 18.2 đến ngày 12.4
Được biết, việc kiểm tra, đánh giá thực trạng này làm cơ sở xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2019 - 2020 và những năm học tiếp theo của các trường THPT để đảm bảo công tác phân luồng học sinh.
Bình luận (0)