• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Đến với biên giới yêu thương

26/07/2017 07:58 GMT+7

Đã thành lệ hàng năm, cứ vào tháng 3, mình lại mơ về biên giới phía Bắc. Nhớ lại mùa xuân năm 1979, lúc là sinh viên năm cuối, bọn mình đã tham gia đào đầm sen, đắp ụ tên lửa, bán báo Sài Gòn giải phóng, hội thao toàn trường, và tâm điểm là hưởng ứng lệnh tổng động viên.

Bài: Nguyễn Trung (Ban Tuyên giáo Thành ủy Hồ Chí Minh)

 

 TBA6456

 

Mấy chục năm qua, mùa xuân này 2017, giấc mơ về Đồng Văn, Vị Xuyên, Mèo Vạc đã thành hiện thực khi đã trở thành người cán bộ của thành phố đi cùng đoàn văn nghệ sĩ Thành phố Hồ Chí Minh đến với địa đầu biên ải Hà Giang - Lũng Cú. Những vạt lúa xanh non sau rét, những phố thị tường vôi, mái ngói ẩm ướt sau mưa, thấp thoáng rừng cọ đồi chè và theo bên cửa sổ xe là dòng sông Lô bình lặng. Không gian của miền sơn cước lan tỏa từ đây. Qua đèo Bắc Xum, thưởng thức Thạch Sơn Thần, Cổng Trời rồi núi đôi Quản Bạ với tương truyền yêu nữ giáng trần yêu chàng chai trần giới phải về trời chịu phạt. Thương chồng con, nàng để lại núi đôi tuyệt đẹp để cho chồng nuôi con. Không biết bây giờ còn sữa không? Nhưng ở vùng Hà Giang này, ai cũng biết đá luôn chứa sữa vì chỉ cần nhúm đất thôi cũng nuôi cây bắp lớn lên, cho ra trái diệu kỳ. Cổng Trời vĩ đại như đứng ngang mây. Leo dốc với con đường nhỏ rất khó đi, nhất là khi phải tránh xe ngược chiều. Anh em trên xe hát động viên bác tài bằng bài hát Hò kéo pháo… Con dốc Thẩm Mã đúng như tên gọi người Mông dùng kiểm tra sức ngựa. Ở vùng đất khắc nghiệt này, mọi vật phải bước qua nhiều thử thách.

 

 TBA6394


 Từ khi sinh ra, các bé đã phải theo mẹ ra đồng khi nắng nóng, được hốc đá che chở. Mùa đông lạnh lẽo, mùa hè nắng nóng, nhiều lúc gần 50 độnhưng chỉ có một bộ quần áo duy nhất. Vì thế, họ ít tắm và không giặt quần áo (chủ yếu phơi nắng và đập bụi…) Cột cờ Lũng Cú hiện ra trong tiếng trầm trồ, cao 1468 mét, với lá cờ 54 mét vuông. Đi xe ôm 25 ngàn, đường dốc đứng nguy hiểm, lại còn phải leo 856 bậc thang, không khí loãng, dễ gây mệt. Nhưng trái tim thôi thúc, quyết tâm, mình cũng đến nơi. Nhìn ngọn cờ tung bay trong gió, xúc động trào nước mắt như muốn gọi thành tiếng: “Mẹ Tổ quốc ơi, mẹ Tổ quốc ơi.” Đúng ngày rằm tháng 4, đoàn của mình tề tựu tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên. Nơi đây mới quy tập được 1700 liệt sĩ Vị Xuyên hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 79 - 89. Nhưng vẫn còn nằm lại trong núi đồi đất cỏ Vị Xuyên hơn 3200 vị anh hùng liệt sĩ nữa. Hơn bốn nghìn liệt sĩ đã anh dũng hi sinh, mà hầu hết vẫn còn hòa xác thân trong đất trời đá núi, cây cỏ Vị Xuyên. Vì thế, từng lùm cây, bụi cỏ, miếng đất đỏ hiếm hoi, màu xanh của nương lúa, bãi ngô, trong các bãi đá đen Vị Xuyên, Hà Giang… Tất cả đều linh thiêng, chứa hồn liệt sĩ. Các anh ơi, lịch sử không quên, chúng tôi không thể nào quên. Đúng giờ, cả đoàn kính cẩn dâng lên tượng đài liệt sĩ vòng hoa tươi trắng còn ngào ngạt hương thơm, những nén nhang thành kính. Từ các cán bộ của thành phố như chị Thân Thị Thư, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo, là trưởng đoàn; chị Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ Tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố; chị Nguyễn Thị Thu, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố,… cho đến 60 văn nghệ sĩ tiêu biểu và các cán bộ, ai cũng xúc động nghẹn ngào trong dòng nước mắt. Không thể nào quên được buổi chiều hoàng hôn sáng rực tím phía chân trời ấy. Toàn bộ hơn 1700 ngôi mộ đều được thắp sáng, những bó nhang lung linh trong bóng đêm vừa đến làm tất cả nhân dân có mặt ở đấy đều thầm nghĩ: “Thương nhớ lắm các anh ơi!” “… Về đây các anh ơi, về nghe mẹ ru, về nghe em hát…” “…Về đây đồng đội ơi, những chiến hữu đơn vị bạn đài hương 468 ta hội quân; Hãy về đây đồng đội ơi, người lính chiến mãi đôi mươi. Bạn bè thân ôm nhau nước mắt chan hòa. Biên cương hình bóng quê nhà…” Đoàn biểu diễn 16 bài hát, “Giai điệu Tổ quốc” do NSƯT Trần Minh Tâm trình bày, “Miền xa thẳm” (Đức Trịnh) do ca sĩ Thiên Phú. “Màu hoa đỏ” (Thuật Yến) - ca sĩ Thế Vĩ. “Về đây đồng đội ơi” của nghệ sĩ Trương Quý Hải, vốn là chiến sĩ của Sư 356, đã chiến đấu tại các cao điểm Vị Xuyên. “Người mẹ của tôi”, Sơn Hồng. “Nhớ về anh, hát về anh” – Thế Hiển. Nhà thơ Phan Hoàng đọc thơ. Nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiên phát biểu cảm xúc sáng tác “Những năm tháng không quên”. Những bài hát này, nhân dân cả nước đều thuộc và đã nghe. Nhưng mình, với vai trò là MC hôm đó, nghẹn lời. Nhân dân tới dự và tất cả đều thấy ở những bài hát quen thuộc này một sự linh thiêng đặc biệt. Lịch sử sẽ không quên. Chúng tôi không thể nào quên.

Top
Top