“Dệt may đang làm tốt hai khâu đầu và cuối là sợi và may, song điểm nghẽn là công nghiệp phụ trợ, nhuộm… đều khó khăn. Từ cái kim, sợi chỉ, chiếc khuy áo cũng phải mua, vậy chúng ta nội địa hóa thế nào? Đề nghị tập đoàn đẩy nhanh tiến độ các dự án để sớm đưa vào hoạt động hiệu quả, không để các dự án đầu tư dở dang, thất thoát vốn”, ông Mai Tiến Dũng yêu cầu.
Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex thừa nhận ngành dệt may VN đang mất cân đối giữa các công đoạn sản xuất, trong đó mạnh về khâu may gia công xuất khẩu, yếu và thiếu tập trung ở khâu dệt nhuộm. Thế mạnh là cắt may thì phương thức gia công xuất khẩu vẫn là chủ yếu, không có nhiều doanh nghiệp tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. "Khoảng 2 - 3 năm trước, ngành dệt may rất trông chờ vào Hiệp định TPP để đột phá trong mở cửa thị trường. Nhưng nay khi Mỹ tuyên bố không tham gia TPP thì chúng tôi đang rất nỗ lực để giải bài toán không có TPP", ông Nghị nói.
Một khía cạnh khác được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, thành viên tổ công tác quan tâm và khuyến cáo ngành dệt may chú ý là thị trường nội địa. "Tôi đọc tài liệu đâu đó nói thị trường trong nước của ngành này có giá trị khoảng 3 tỉ USD, nhưng giờ nhìn đâu cũng thấy hàng bình dân Trung Quốc. Trong khi hàng của ta bị các nước dựng hàng rào thì họ vào ta rất dễ, phải chăng chính sách có vấn đề?", ông Dũng đặt vấn đề và cho rằng các bộ chuyên ngành nên phối hợp nhằm tạo ra các hàng rào kỹ thuật phi thuế quan để không vi phạm cam kết hội nhập mà vẫn bảo hộ được sản xuất nội địa.
tin liên quan
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam: Phát triển 'đúng nhưng chưa đủ'Không thể phủ nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên những khó khăn phải đối diện là không ít trong bối cảnh hội nhập.
Bình luận (0)